19/08/2020 14:22 GMT+7

Vì sao vắc xin Mỹ chậm chân hơn Nga và Trung Quốc?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Việc có ít người da màu tham gia thử nghiệm vắc xin đã khiến nhiều quan chức Mỹ lo lắng bởi đây là nhóm chiếm hơn 50% số ca mắc COVID-19. Thiếu họ, các đánh giá hiệu quả của vắc xin có thể xa rời thực tế và bị chỉ trích phân biệt chủng tộc.

Vì sao vắc xin Mỹ chậm chân hơn Nga và Trung Quốc? - Ảnh 1.

Thử nghiệm vắc xin trên người da màu là quy định bắt buộc ở Mỹ - Ảnh chụp màn hình

Dù chiếm hơn 50% số ca, các bệnh nhân COVID-19 không phải người da trắng ở Mỹ, trong đó có người gốc Phi và Mỹ Latin, chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong các thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Các công ty Mỹ buộc phải tăng tìm kiếm các tình nguyện viên thuộc nhóm thiểu số trên nếu muốn có vắc xin hiệu quả.

Moderna, công ty đầu tiên ở Mỹ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, đang hướng tới mục tiêu thu hút 30.000 tình nguyện viên. Trong 3 tuần đầu tiên, công ty đã tìm được 8.374 tình nguyện viên nhưng người da màu chỉ chiếm 15% trong số này.

Tiến sĩ Nelson Michael, thuộc Viện nghiên cứu Walter Reed của quân đội Mỹ, cảnh báo với tỉ lệ nhóm thiểu số thấp như vậy, mục tiêu đạt 300 triệu liều vắc xin trước tháng 1-2021 có nguy cơ đổ vỡ.

Theo ông Michael, nếu Moderna không thể tăng số tình nguyện viên da màu, hội đồng chuyên gia giám sát sẽ buộc phải yêu cầu công ty kéo dài quá trình thử nghiệm. "Họ muốn có thêm nhiều người thuộc nhóm thiểu số. Nhưng điều này có thể làm chậm sự xuất hiện của vắc xin", ông Michael đặt vấn đề với đài CNN.

Về nguyên tắc, việc thử nghiệm vắc xin cần được tiến hành trên những nhóm có nguy cơ dễ nhiễm virus nhất. Bởi nếu thử nghiệm không chọn lọc, sẽ có những trường hợp âm tính làm sai lệch đánh giá.

"Nhiều người sẽ có kết quả âm tính sau khi thử nghiệm kết thúc nhưng không phải bởi vì vắc xin hiệu quả, mà bởi trong suốt thời gian thử nghiệm, họ không có cơ hội tiếp xúc với virus", đài CNN lý giải.

Vì sao vắc xin Mỹ chậm chân hơn Nga và Trung Quốc? - Ảnh 2.

Một số thống kê không chính thức cho thấy người da màu có nguy cơ tử vong cao hơn người da trắng khi mắc COVID-19. Nguyên nhân được cho là do khả năng tài chính và tiếp cận y tế của nhóm này kém hơn nhóm da trắng - Ảnh: REUTERS

Việc nhất quyết phải có nhóm thiểu số trong thử nghiệm vắc xin còn xuất phát từ vấn đề pháp lý ở Mỹ.

Luật pháp liên bang và chính sách của Viện Y tế quốc gia Mỹ bắt buộc đưa những người thiểu số vào các thử nghiệm lâm sàng, do vắc xin và thuốc có thể có tác động khác với những người này so với người da trắng.

Moderna đã ký hợp đồng với 89 cơ sở thử nghiệm lâm sàng trên khắp nước Mỹ. Hai trong số này cho biết họ được công ty đề nghị chỉ nhận không quá 20 tình nguyện viên mỗi ngày để tăng cơ hội cho nhóm thiểu số.

Bà Renee Mahaffey Harris, chủ tịch Trung tâm thu hẹp khoảng cách về sức khỏe (Mỹ), cho biết Moderna đã đề nghị sự giúp đỡ của trung tâm.

"Khi người da đen nghe 'thử nghiệm lâm sàng', họ sẽ nghĩ ngay đó là thứ không phải dành cho họ. Điều đó xảy ra trong cả lĩnh vực giáo dục và kinh tế", bà Harris chia sẻ.

Mỹ phát triển​ chủng virus corona mới đẩy nhanh tiến độ thử vắcxin Mỹ phát triển​ chủng virus corona mới đẩy nhanh tiến độ thử vắc xin

TTO - Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển một chủng mới của virus corona, có thể được dùng để tạo lây nhiễm chủ động ở các tình nguyện viên trong cái gọi là "human challenge" (HCT).

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên