Thứ 6, ngày 26 tháng 2 năm 2021
Vắcxin ngừa COVID-19 đã có trên... mạng ở Trung Quốc
TTO - Trên mạng xã hội Trung Quốc đã xuất hiện nhiều quảng cáo về vắcxin ngừa COVID-19 với nhãn mác nhìn y như thật, nhưng các công ty vắcxin khẳng định sản phẩm của họ vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Vắcxin ngừa COVID-19 của hãng dược "Sinovac" được rao bán trên WeChat - Ảnh chụp màn hình SCMP
Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 14-8 đưa tin các nhà sản xuất vắcxin ở Trung Quốc đã cảnh báo người dân nước này không rơi vào bẫy lừa đảo trên mạng, trong đó nhiều người đang rao bán vắcxin ngừa COVID-19 mặc dù vẫn chưa có vắcxin chính thức nào tung ra thị trường.
Chẳng hạn trên nền tảng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc, xuất hiện các quảng cáo về 2 loại vắcxin ngừa COVID-19.
"Hãy liên hệ tôi nếu bạn cần vắcxin COVID-19. Có thể vắcxin được sản xuất để xuất khẩu và lượng sản xuất ít nên mọi người phải xếp hàng chờ mua. Vắcxin sẽ chính thức được tung ra vào ngày 2-9" - một quảng cáo giới thiệu về sản phẩm mà theo họ là của hãng dược Sinovac (Trung Quốc).
Tuy nhiên, ông Liu Pei Cheng - người phát ngôn của hãng Sinovac - cho biết các quảng cáo như vậy trên WeChat là không thật. Ông nói rằng vắcxin của Sinovac hiện đang trong giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở Brazil và Indonesia, vẫn chưa được phê chuẩn đưa ra thị trường.
Vắcxin còn lại được rao bán trên WeChat là loại của Viện Sinh phẩm Vũ Hán. Người rao bán vắcxin này đưa ra mức giá 498 nhân dân tệ (71 USD) một liều và khuyên khách hàng nên mua 3 liều.
"Các nhân viên y tế và những người đi nước ngoài có thể được ưu tiên sử dụng vắcxin này" - quảng cáo viết. Tuy nhiên, trước đó viện trên cho biết vắcxin của họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Một loại vắcxin khác được rao bán trên mạng xã hội Trung Quốc với giá 498 nhân dân tệ/liều - Ảnh chụp màn hình SCMP
Theo báo SCMP, ngành công nghiệp vắcxin của Trung Quốc từ lâu đã vướng phải các vấn đề về chất lượng và nhiều bê bối, khiến người tiêu dùng hoang mang. Chính quyền Trung Quốc cũng đã tìm cách siết chặt các quy định về vắcxin.
Năm 2018, Trung Quốc đưa ra mức phạt kỷ lục 9,1 tỉ nhân dân tệ (1,3 tỉ USD) với Changchun Changsheng Biotechnology, một trong những nhà sản xuất vắcxin phòng bệnh dại lớn nhất của nước này.
Công ty này buộc phải dừng sản xuất vắcxin sau khi bị phát hiện đưa ra thị trường vắcxin lỗi và hàng trăm ngàn trẻ em đã được tiêm vắcxin này, khiến công chúng giận dữ.
Theo Luật quản lý vắcxin của Trung Quốc, các tổ chức và cá nhân không thuộc các cơ quan kiểm soát dịch bệnh của chính phủ không được phép cung cấp vắcxin cho một đơn vị tiêm chủng thuộc bên thứ ba.
Bà Huang Si Min - một luật sư ở Vũ Hán, cho biết việc các cá nhân quảng cáo bán vắcxin trên mạng xã hội là hành vi bất hợp pháp và cơ quan chức năng nên áp dụng các biện pháp quản lý chặt hơn để ngăn chặn những mưu đồ bất lương như vậy.
"Từ lâu Trung Quốc đã gặp nhiều vấn đề liên quan vắcxin và không phải chỉ đến đại dịch COVID-19 thì việc này mới được đưa ra ánh sáng. Trước đây đã xuất hiện nhiều vấn đề trong khâu phân phối vắcxin, dẫn tới nhiều sự cố.
Vì đại dịch vẫn đang diễn ra, mọi người đều hi vọng sẽ có vắcxin và điều này khiến người ta làm liều. Không phải ai cũng hiểu biết về các quy định nghiêm ngặt liên quan của luật quản lý vaccine" - luật sư Huang giải thích.
-
TTO - Mỹ đã tiến hành cuộc không kích ở Syria ngày 25-2. Hai nguồn tin nói với Reuters rằng cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc thuộc nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn, nhằm phản ứng với các cuộc tấn công rocket nhắm vào phía Mỹ.
-
TTO - Chương trình Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19 được phát động trên báo ngày 25-2-2021 tạo thêm một chiếc cầu nối để cộng đồng chung tay góp sức để người Việt Nam có thể được tiêm phòng sớm nhất.
-
TTO - "Không hiểu con có bị ma nhập hay không mà nó lại hành xử như vậy?" - một phụ huynh bàng hoàng thốt lên sau khi kể câu chuyện con mình hành xử với bà ngoại vì bà giằng điện thoại trong tay cháu để cháu tập trung ăn cơm.
-
TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 khẳng định hoạt động trên Biển Đông của các quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
-
TTO - Từng là thủy thủ, có thời gian 27 năm sống ở Mỹ và có dịp được đi du thuyền, ông Năm Cao về quê Vĩnh Long làm nghề nuôi lươn và bỏ 5 tỉ đồng cả đời tích cóp để xây căn ‘nhà du thuyền’, hiện thực hóa niềm đam mê.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận