20/09/2020 14:53 GMT+7

Trung Quốc tăng trưởng hậu COVID-19 song chưa vững vàng

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Nhờ các gói hỗ trợ của chính phủ, nhu cầu quay trở lại và hoạt động xuất khẩu vẫn bền bỉ vượt qua đại dịch, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt trong khi nhiều quốc gia khác chật vật sau khủng hoảng COVID-19.

Trung Quốc tăng trưởng hậu COVID-19 song chưa vững vàng - Ảnh 1.

Công nhân tại một nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhận định đại dịch COVID-19 gây tổn thất nặng nề gấp bốn lần so với những tổn thất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng ghi nhận Trung Quốc đang đứng đầu trong số 14 nền kinh tế lớn về tăng trưởng với GDP quý II-2020.

OECD cho biết quốc gia này tăng trưởng 11,5% so với quý trước đó.

Số liệu mới nhất do Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp nước này tăng cao nhất vào tháng 8, tính trong 8 tháng đầu năm 2020. Doanh thu bán lẻ cũng bắt đầu tăng trưởng trong năm nay, báo hiệu tốc độ hồi phục của kinh tế Trung Quốc đang tăng nhanh và nhu cầu bắt đầu được cải thiện sau khủng hoảng COVID-19.

Sau khi COVID-19 làm tê liệt toàn nền kinh tế, quá trình hồi phục của Trung Quốc đã bắt đầu tăng tốc nhờ nhu cầu tăng lên, các gói hỗ trợ của chính phủ và ngành xuất khẩu vẫn vững vàng vượt qua đại dịch một cách bất ngờ.

Lũ lụt ở khắp khu vực tây nam của Trung Quốc cũng đã thuyên giảm. Thiên tai đã khiến hoạt động sản xuất tại nhiều nơi của quốc gia này bị chững lại trong tháng 7.

"Nhu cầu lớn từ bên ngoài, khôi phục tốt hơn từ đại dịch và nhu cầu bị dồn nén do lũ lụt đều đóng góp vào các dữ liệu mạnh mẽ trong tháng 8", ông Ting Lu - kinh tế gia trưởng về Trung Quốc của tập đoàn tài chính Nomura, nhận định.

Ông Lu dự đoán ngành dịch vụ của Trung Quốc sẽ còn hồi phục hơn nữa, ngoài ra lĩnh vực bán lẻ và tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định cũng sẽ đi lên.

Tăng trưởng chưa vững vàng

Hãng tin Reuters nhận định các chính sách hỗ trợ của chính phủ chính là động lực thúc đẩy kinh tế nội tại của Trung Quốc, trong khi sự thành công trong nỗ lực chống dịch COVID-19 của Bắc Kinh cũng góp phần không nhỏ vào quá trình khôi phục trên.

Số liệu từ tuần trước cũng cho thấy xuất khẩu trong tháng 8 của Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ tháng 3-2019, khi ngàycàng nhiều đối tác thương mại của nước này nới lỏng các lệnh phong tỏa vì dịch bệnh.

Dù vậy, một số nhà phân tích lo sợ đà phục hồi của Trung Quốc có thể chững lại vì các căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Giới quan sát cho rằng các xung đột giữa hai nước sẽ còn gia tăng cho đến trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

Ngoài ra khả năng một đợt bùng dịch tiếp theo trong mùa đông, cùng số ca COVID-19 tiếp tục tăng ở nhiều quốc gia, cũng khiến giới đầu tư lo lắng cho viễn cảnh tương lai.

Người phát ngôn của Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc đã phần nào lưu ý các lo ngại này, khẳng định quá trình hồi phục kinh vẫn chưa vững.

"Bên ngoài vẫn còn nhiều tác động thiếu ổn định và không chắc chắn. Trong nội địa, một số ngành công nghiệp và công ty vẫn đối mặt với khó khăn và việc hồi phục vẫn chưa thể vững vàng", người phát ngôn trên nhấn mạnh.

Trung Quốc ngừng sử dụng công nghệ Mỹ để xây lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc ngừng sử dụng công nghệ Mỹ để xây lò phản ứng hạt nhân

TTO - Trung Quốc đã chuyển từ công nghệ năng lượng hạt nhân Mỹ sang công nghệ thay thế của nội địa, vì lo ngại vấn đề an ninh năng lượng cũng như bất ổn địa chính trị ngày một tăng.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên