Ý kiến TS Trương Văn Vỹ
Sâu xa hơn như Người Đồng Tháp viết: "Tôi là một giảng viên đại học, đã đi dạy nhiều năm rồi. Mỗi khi ra về gặp bác bảo vệ, tôi cũng gật đầu một cái nhẹ với gương mặt tươi. Bác bảo vệ không cho tôi cái gì cả. Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng chân thành của tôi. Tôi chỉ muốn con mình sau này cũng vậy vì "tiên học lễ, hậu học văn" mà".
Chuyện học sinh chào thầy cô giáo hay chào người lớn tuổi là việc rất bình thường, nhưng sao lại chạm đến trái tim nhiều người đến vậy? Phải chăng do điều bình thường ấy đã bị lãng quên, nên lâu rồi mới trông thấy nên cảm thấy hơi ... lạ một chút?"
Vũ Trần
Bạn đọc Trần Minh Duy bình luận "chuyện bình thường được lên báo...", trong khi bạn đọc Nguyệt Thu nêu chính kiến "bạn nói đúng, đây cũng chỉ là chuyện bình thường thôi nhưng sao lại chạm đến trái tim của nhiều người như vậy? Bạn đi tìm câu trả lời thì sẽ nhận ra lý do tại sao nó vốn bình thường nhưng bỗng trở thành bất thường như vậy?".
Ý kiến bạn Lê Thị Trinh Thắm
Bạn đọc Kim Liên đặt vấn đề chuyện cúi đầu chào người lớn là truyền thống của người Việt Nam mà trước kia ai cũng làm thế. Song dần dần cùng với sự cải tiến của nền giáo dục thì thói quen chào người lớn của học sinh không còn nữa.
Giờ đây khi thấy học sinh trường Lê Hồng Phong chào bác bảo vệ thấy lạ, được khen ngợi. Nhưng đáng lẽ ra nền giáo dục phải dạy cho học sinh nào cũng phải như thế.
Ý kiến ông Nguyễn Hoàng Sơn
Nêu ý kiến tranh luận, bạn đọc Minh thẳng thắn "đừng đổ hết cho giáo dục. Chẳng thầy cô nào dạy không chào cả. Chỉ có con học cha, mẹ ở nhà thôi".
Bạn đọc Minh Nguyệt cũng cho rằng bạn Minh nói rất đúng, hành vi của các em một phần do giáo dục của nhà trường nhưng phần lớn chịu sự ảnh hưởng từ lối sống của gia đình và ý thức của bản thân các em nữa.
Ý kiến bạn Trần Thị Ý Nhi
Nhưng không chỉ là câu chuyện chào hỏi, nhiều ý kiến của bạn đọc cho rằng sự kiện học sinh chào bác bảo vệ ở một trường học đã nhắc lại cho mọi người những giá trị truyền thống tốt đẹp, đạo đức, nhân văn… ở con người Việt Nam.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Hiệp phân tích: "Hành động của các em học sinh chào bác bảo vệ thật là hình ảnh đẹp và nhân bản. "Kính lão đắc thọ" là truyền thống từ ngàn xưa của nước ta. Ngày xưa ông bà ta thường dạy ra ngõ gặp người lớn tuổi thì phải chào hỏi, gặp nhỏ thì giúp đỡ, hỏi han khi cần, nên đã tạo thành thói quen cho mọi người".
Ý kiến bạn Nguyễn Gia Hưng
"Ngày nay các em học sinh trường Lê Hồng Phong đã làm lại những việc mà trong thời gian dài mọi người trong chúng ta đã đánh mất cái hay, cái đẹp trong văn hoá Việt" - bạn đọc Nguyễn Thanh Hiệp viết.
Bạn đọc hoanglong chia sẻ "rất đúng với câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Các em ngoan lắm. Cần nhân rộng hơn nữa trong giáo dục. Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã luôn mang đến cho người xem những điều rất giản dị và chân thành".
Hình ảnh đẹp, cần nhân rộng
Chọn lọc ngẫu nhiên khoảng 80 ý kiến (một ý kiến đề cập đến nhiều nội dung) trong số hơn 150 ý kiến gửi đến Tuổi Trẻ bàn luận chủ đề học sinh cúi chào bác bảo vệ, cho thấy:
Khoảng 70 ý kiến có nội dung bày tỏ cảm động, khen ngợi các em học sinh ngoan, lễ phép và thông tin ở nhiều ngôi trường khác cũng có hình ảnh đẹp này.
Khoảng 50 ý kiến có nội dung nhấn mạnh đây là những hình ảnh đẹp, đề nghị cần nhân rộng như một hình thức giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách cho lứa tuổi học sinh và vun đắp truyền thống tốt đẹp của con người và đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, có khoảng 20 ý kiến đặt vấn đề cần suy nghĩ, xem lại… việc giáo dục đạo đức, lễ nghĩa trong môi trường giáo dục cũng như trong mỗi gia đình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận