10/01/2018 09:47 GMT+7

Tính 'mắc cỡ' của người Việt... gây ra lãng phí?

NGUYỄN MINH
NGUYỄN MINH

TTO - Theo bạn đọc Nguyễn Minh, tính mắc cỡ đã khiến người Việt gây ra thói quen lãng phí, nhưng lại có khi không nhận ra mình đang lãng phí.

Tính mắc cỡ của người Việt... gây ra lãng phí? - Ảnh 1.

Thức ăn thừa mang về là chuyện rất bình thường nhưng nhiều người Việt do mắc cỡ nên ngại làm việc này - Ảnh: Tư liệu TTO

Dưới đây là góc nhìn của tác giả gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Đọc bài viết "Vì sao người Việt lãng phí thức ăn?" của bạn Lại Thị Ngọc Hạnh tôi rất đồng tình. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của bản thân, người Việt lãng phí thức ăn còn bởi lỗi khá dễ thương là mắc cỡ!

Vì sao người Việt lãng phí thức ăn? Vì sao người Việt lãng phí thức ăn?

TTO - Theo bạn Lại Thị Ngọc Hạnh, bệnh sĩ diện, thích thể hiện, sợ bị đánh giá là keo kiệt và ám ảnh bởi quá khứ khó khăn,... là hai nguyên nhân chính khiến nhiều người Việt lãng phí thức ăn.

Theo tôi, lỗi đó không phải do họ, mà do phần nhiều người trong chúng ta cũng có kiểu như vậy, chưa quen với việc mang thức ăn thừa về. Trong khi với người nước ngoài là chuyện bình thường.

Tôi có lần xem qua kênh YouTube về cuộc sống nước ngoài của hai vợ chồng (vợ Việt, chồng Mỹ), người vợ nhiều lần ngạc nhiên không hiểu vì sao chị ưa bị khán giả là người xem kênh của chị "la rầy" vì tội nhiều lần ăn thức ăn thừa của chồng. Những người "la rầy" vì chủ nhà tránh lãng phí thức ăn gia đình là người Việt xem video.

Không có gì là mắc cỡ khi ăn lại đồ thừa của bản thân, gia đình. Tại các gia đình luôn diễn ra chuyện này. Nhưng lúc ra đường lại là chuyện khác...

Dễ thấy thói quen của người Việt chúng ta khi  đi ăn nhà hàng, quán ăn ít ai chịu đem đồ thừa về vì ngại dù là thừa nhiều. Nếu đi cùng bạn bè chuyện mang thức ăn về càng không xảy ra vì chẳng thấy ai làm. Nên dù muốn đem cũng ngại ngùng, sợ còn bị đánh giá này nọ.

Trong khi với người nước ngoài là chuyện bình thường ở... huyện! Họ dành phần này cho các bữa ăn khác khi về nhà, thưởng thức khi bụng đói trở lại. Cách làm giúp tiết kiệm dù họ giàu hơn chúng ta nhiều. 

Nhóm bạn đi ăn tối cùng nhau cuối buổi thừa thức ăn họ nhanh nhảu chia nhau đem về một cách rất tự nhiên. 

Tại các nhà hàng người ta rất vui vẻ khi thực khách yêu cầu được mang phần ăn thừa về. Chuyện gọi nhân viên cho xin một hay nhiều "hộp" rất bình thường, dễ hiểu, không lạ để chú ý. 

Nhà hàng sẵn lòng cung cấp cho khách các hộp giấy rất tiện để múc đồ thừa gói mang về. Vì là phần quyền lợi của thực khách nên họ không ngại ngùng để đánh mất quyền lợi chính đáng.

Tôi còn để ý thấy người nước ngoài và nhiều người Việt từng đi du học nước ngoài hay mang cơm theo ăn trưa khi làm công sở chứ ít đi quán, mua cơm hộp. 

Nghĩ thói quen này cũng hay, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng không thấy nhiều người làm theo cách tiết kiệm đó. Nghĩ hẳn vì mắc cỡ chứ không phải vì ngại mất thời gian.

Sự mắc cỡ lại khiến người Việt gây ra thói quen lãng phí, lãng phí nhiều nhưng lại có khi không nhận ra đang lãng phí.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Theo bạn, ngoài 2 nguyên nhân trên, còn lý do nào khiến người Việt lãng phí thức ăn? Làm sao giải quyết dứt điểm tình trạng này? Hãy chi sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

NGUYỄN MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên