Theo đó, trưởng ban chỉ đạo là Thủ tướng Phạm Minh Chính, phó thường trực ban chỉ đạo là Phó thủ tướng Lê Minh Khái. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng là phó trưởng ban.
Các thành viên trong ban gồm các lãnh đạo cấp thứ trưởng, phó trưởng ban, phó chủ tịch của nhiều bộ, ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu
Ban chỉ đạo mới được thành lập sẽ làm nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Thực hiện các mục tiêu, định hướng đã được đưa ra tại quyết định 689 về đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Ban chỉ đạo cũng nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng. Đặc biệt trong xử lý các khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu và các vấn đề vượt thẩm quyền bộ, ngành.
Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành cuối năm ngoái, với mục tiêu đến 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới.
Với đề án này, tập trung nhiệm vụ đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Đưa tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các ngân hàng đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém).
Đề án cũng nêu yêu cầu nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận