Tôi chỉ mong được ngồi kế nồi bánh tét sôi sùng sục suốt tám tiếng đồng hồ ngày ba mươi Tết - Ảnh: Q.NAM
Hôm mùng tám tháng chạp, tôi lon ton theo sau lưng ba tôi ra vườn, đào nguyên bành khoai mỡ nhiều củ vừa chớm trồi lên mặt đất. Bữa trưa hôm đó mẹ tôi lấy hai củ, nấu một nồi lớn canh khoai mỡ đúng thiệt tím rịm, dẻo thơm không thể tả.
Lúc chờ cơm chín, tôi vừa canh chừng chảo cá sóc ướp muối chiên, vừa tranh thủ cạo vỏ từng củ gừng sẻ nhà trồng. Mấy năm trước nhà tôi thường làm mứt dừa, năm nay sên chảo mứt gừng cay cay đổi vị.
Hồi đầu tháng chạp, một người bạn lâu năm dặn tôi hễ có làm kiệu ăn Tết thì làm riêng cho anh một hũ "chỉ chua và mặn". Tôi hỏi mẹ làm một hũ kiệu không đường được không, mẹ nói làm dễ thôi, chẳng qua thiếu vị ngọt thì không chắc kiệu sẽ giòn.
Ba tôi cười nói ăn kiệu chua mặn chắc là thích kiểu ngâm của các tiệm người Hoa năm xưa. Hồi đó ngày Tết pha nước mắm ăn bánh tráng cuốn này kia, người lớn thường sai con nít lên chợ mua nhúm kiệu về bỏ vô tô nước mắm.
Đó là những củ kiệu gần như "không thèm" cắt đuôi, nó dài nhằng, muối mặn và mềm xèo. Mua về xé nhỏ bỏ vô tô như là một thành phần không thể thiếu để làm nên tô nước mắm ngon. "Mùi Tết" nhờ đó thêm trọn vẹn.
Gia đình tôi duy trì thói quen làm kiệu ăn Tết trong mấy chục năm. Mỗi lần làm nhiều tới mức ngoại trừ cho con cháu trong nhà mỗi đứa một hũ lớn thì bà con họ hàng hễ ai biếu ba mẹ tôi món gì, y như rằng được nhận lại một hũ kiệu chua ngọt.
Để đủ kiệu mà cho biếu theo kiểu "nhà còn ai nữa hôn bây", thiệt tình ngồi cắt kiệu thôi cũng đủ còng lưng, chưa kể các công đoạn ngâm, ướp, dang nắng, gắp từng củ xếp vào trong hũ coi cho đẹp... Làm ngán có ngán, nhưng không có năm nào bỏ.
Đến hẹn lại lên, giáp năm đi chợ thấy kiệu đổ đống lập tức nhào vô lựa cả bao về ngâm-cắt-phơi-ướp-gắp hũ.
Tết cũng là một dịp để... nhổ rau. Ngoài hè có rau gì nhổ ăn rau nấy: xà lách, húng lủi, diếp cá, cần nước, rau răm, rau má, còn nữa không nhớ hết. Ngày tết món mặn nhiều, nếu không có rau củ để cân bằng, cơ thể dễ mỏi mệt.
Nhà ai mà đủ rau ăn suốt ba, bốn ngày thì khỏi nói, nhắm không đủ phải lên chợ mua trữ sẵn. Nhớ đứa cháu bảy tuổi của tôi gắp một đũa rau đủ loại và trịnh trọng phát biểu: “Ăn không rau như đau không thuốc”, sau đó nó nhai nuốt hết. Bởi vậy đừng nghĩ con nít không thích hành rau giá hẹ. Quan trọng là làm sao cho nó hiểu để mà nó thích ăn thôi.
Lúc ngồi "hợp tác" sên đũa mứt gừng đầu tiên, tôi kể cho mẹ nghe có người nói nhà mình làm nhiều món ngon vậy Tết cần gì đi mua nữa. Mẹ cười, vẫn có. Bánh in và thèo lèo, được bán trong một tiệm nhỏ lâu đời hơn cái chợ, đều đặn có mặt trong những cái Tết của tôi suốt mấy chục năm trời.
Chỉ cần nhìn thấy miếng thèo lèo "cứt chuột", đồng nghĩa với ba mẹ vẫn còn bên cạnh, mua vài món Tết lụn vụn bắt chước ông bà xưa, trước cúng sau chia cho con cháu và mời chòm xóm uống trà.
Chút hương vị cũ kỹ ba ngày Tết rất sâu đậm dấu ấn thời gian. Nó dường như vượt ra ngoài phạm vi của món ăn, trở thành bằng cớ một đời người tồn tại từng gắn bó với những ai, thương nhớ nhất cái gì...
Quê tôi là một thị trấn hiền hòa ở vùng Đông Nam Bộ. Mùa xuân nơi đây không náo nhiệt nhưng cũng không buồn tẻ, trước kia và bây giờ, cái Tết đều có nhiều ít món ngon, có niềm vui sum họp, tràn đầy hi vọng trong năm mới.
Nếu hỏi về cảm giác "chớm xuân" hồi nhỏ và hiện tại, trong suy nghĩ của tôi không thấy khác biệt gì quá lớn. Có chăng, qua từng năm, đứa trẻ nào rồi cũng trưởng thành và biết lo sinh kế, ngày Tết tự biết mua sắm, góp phần cho bản thân và gia đình đón một mùa xuân thêm đầy đủ.
Còn riêng bản thân tôi, miễn là thường niên được ngồi kế nồi bánh tét sôi sùng sục suốt tám tiếng đồng hồ ngày ba mươi Tết, buổi sáng gói bánh xong ba nhóm lửa, mẹ thả bánh vô nấu, xế chiều bánh chín ba lật đật lấy thúng vớt bánh ra.
Những đòn bánh nóng hổi trong buổi chiều "năm cùng tháng tận", hồi nhỏ thấy, bây giờ thấy, và tôi ước mong rất nhiều năm sau cũng đều y vậy, đủ để kiếp nhân sinh thỏa mãn.
Tính đến 24h ngày 6-2, sau 23 ngày phát động, đã có 913 bài dự thi gửi đến tham gia diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.
Tuổi Trẻ Online chân thành cảm ơn các bạn đọc sau đã email gửi bài dự thi đến địa chỉ tet@tuoitre.com.vn:
Ngày 3-2: Minh Kha, Đạt Nguyễn, Ka Ot Th, Nguyendinh Thu, Duy Tran, Ngà Nguyen, Thanh Thúy Đỗ, Thuan Nguyen, Lê Ngọc, Lê Thạch Media, Thu Hien, Thìn Võ, Ngọc Hân Phạm, Trần Trà My, Thanh Thu Nguyen, Thiên Phan Van, Hoa Nguyễn, Ms Nhung, Huu Nhan Nguyen, Uyen Thao Ho, Do Quang Tuan Hoang, Tạ Mỹ Linh, Phương Nguyễn, Quyen Phuong, Thúy Vân Hoàng, Minh Huyền Vũ Thị, DongDuong Hoa, Đương Nguyễn Thị, Vũ Nguyễn.
Ngày 4-2: Pham Ngoc Truc, Nữ Nguyễn Mỹ, VuTrungKien, Thien Truong Phu, Trọng Nghĩa, Dung Tran, Kim Anh Phạm, Thu Vu Thi, Như Quỳnh Nguyễn, Hoàng Uyên Trần, Quang Xuan, Kieu Tran, Mai Trang, Đào Văn Kết, Oanh Nguyen, Mai Trà, Thoại Lê, Quyen Tran, Thong Hoang Dieu, Nguyen QuynhThu, Xoa Nguyen, Vũ Thu Hà, Dan Kao, Nhung Lê Thị, Ha Long, Nguyen Thi Minh Hue, Hi Mat, Ngo Thu, Jerry Ginger, Dan Kao, Nguyen Anh Le, Iris Hnhi, Linh Nguyễn, Ngân Trần, Đào Thị Khánh Duy.
Ngày 5-2: Hoang Dong, Đình Tuấn Đào, Lê Kim Tám, Dan Kao, Trà My Vũ Thị, Lê Văn An, Thuận Nguyễn, Chieu Mo, Ho Quoc Minh, Pan Pan, Nhân Nhân Musical, Home & Garden, Thithom Pham, Ms Nhung, Ngọc Mai Vũ, Hoàng Thảo Nguyễn, Huy Từ Phúc, Hai Dang Thai, Tuyền Nguyễn Minh, Loc QuangXuan Thi Phùng Thị, Bùi Thị Thọ, Thu Hằng Nguyễn, Crystal Hoang.
Ngày 6-2: Huong Pham Thi Thu, Hoàng Uyên Trần, Tam Nguyen Thanh, Văn Hòa Nguyễn, Bùi Thị Thọ, Them PhamThi, Nhung Lê Thị, Thai Hoang, Huy Từ Phúc, Kyhy Tran, Do Quang Tuan Hoang, Duy Tran, Duc Du.
Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.
Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.
Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.
Cách thức tham gia:
Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:
Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn
Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.
Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.
Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.
Cơ cấu giải thưởng:
• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.
• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.
• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.
• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.
• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.
Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận