06/02/2021 08:33 GMT+7

Tết xưa - Tết nay: Nhìn gốc mai, nhớ ông, nhớ bà, nhớ Tết năm nào

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

TTO - Tết năm nào, mai nhà tôi cũng trổ bông sum suê. Mai nở đúng ngày mùng một vàng rực cả góc sân. Ông tôi vui lắm, nhìn cây mai, ông đoán vận may của nhà mình. Cây mai như nhắc nhở con cháu lối về, nhắc nhở chúng tôi biết cội nguồn gia tộc.

Tết xưa - Tết nay: Nhìn gốc mai, nhớ ông, nhớ bà, nhớ Tết năm nào - Ảnh 1.

Tết năm nào mai nhà tôi cũng trổ bông sum suê, nở đúng ngày mùng một vàng rực cả góc sân - Ảnh: THẾ HẢI

Sắp đến Tết, trời lạnh dần, bầu trời u ám. Cái không khí se lạnh của mùa đông còn sót lại càng gợi trong lòng bao đứa con xa quê như tôi nỗi nhớ cồn cào khó tả.

Vườn mai hồi ông tôi còn sống

Công việc chuẩn bị đón Tết trước gần nửa tháng. Bà nội, mẹ và chị gái tôi lại lo làm bánh mứt. Còn hai anh em tôi thì được ông nội phân công lặt lá mai - công việc nhẹ nhàng nhất. Vậy mà chúng tôi cứ lười, tị nạnh nhau mãi.

Cuối cùng, ông tôi dành cho tôi ba cây mai thấp, ít cành hơn do ông mới tạo dáng. Còn anh tôi thì lặt hai cây mai to trước sân nhà, cành lá sum suê. Thấy tôi được ưu tiên, anh tôi lại dụ: "Mình lặt cùng đi, cho vui! Tách ra buồn lắm! …

Coi chừng bà Tư kêu mày bây giờ!" - anh tôi nhắc bà Tư vì bà mới mất hơn tháng trước. Lúc trước, bà hay gọi tôi qua nhà cho quà bánh hay nhờ xỏ kim.

Giờ, nghe anh nhắc đến bà, tôi thoáng rùng mình vì chúa sợ ma. Thế là hai anh em lại làm chung. Nhưng anh tôi lại lừa tôi lặt mai nhiều bằng cách kéo cành cao xuống cho thấp để tôi lặt cho dễ, còn anh chỉ có vài cành trên ngọn cao mà thôi.

Vậy mà tôi vui lắm, làm rất nhiệt tình. Và anh lặt xong mấy cành mai cao đó rồi bỏ đi chơi biệt. Anh còn lén núp trong bụi rậm, rung cây thật to để nhát ma tôi.Tôi sợ quá, kêu khóc ầm ĩ. Ông tôi gọi anh về, lấy roi tre đánh cả hai đứa…

Tết năm nào, mai nhà tôi cũng trổ bông sum suê. Mai nở đúng ngày mùng một vàng rực cả góc sân. Ông tôi vui lắm, nhìn cây mai, ông đoán vận may của nhà mình. Cây mai như nhắc nhở con cháu lối về, nhắc nhở chúng tôi biết cội nguồn gia tộc.

Ông dặn con cháu: "Tết cho ai cái gì cũng được nhưng tuyệt đối không cho mai, nếu cho sẽ mất đi niềm may mắn của nhà mình". Biết ông khó tính nên bà con hàng xóm không ai dám đến xin mai nhà tôi để trưng Tết. Và vườn mai của ông lại càng khoe sắc thắm tươi.

Cứ thế, mấy chục năm qua, nhà tôi vẫn giữ thói quen chăm sóc mai đón Tết. Mấy cây mai ngày xưa giờ chỉ còn mỗi một cây ở giữa sân. Anh tôi dời nhà, cũng bứng theo cây mai của ông trồng ở giữa sân để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà.

Cháu tôi cũng mua thêm mấy cây nữa trồng trước sân nhà. Nó còn trồng thêm bông mười giờ ngũ sắc dưới gốc mai và dọc theo lối vào nhà, có thêm hai cây bông trang hai bên bàn thông thiên và hai cây khế của ông để lại. Góc sân nhà càng đẹp hơn, mấy cây mai như được hồi sinh nhờ hệ thống tưới nước tự động của anh tôi.

Tết xưa - Tết nay: Nhìn gốc mai, nhớ ông, nhớ bà, nhớ Tết năm nào - Ảnh 2.

Lần nào về nhà tôi cũng ra sân nhìn gốc mai, rồi lại nhớ ông bà, nhớ ba má… nhớ cái Tết năm nào… - Ảnh: THẾ HẢI

Tết giờ khác nên mai giờ cũng khác

Lần nào về nhà, tôi cũng ra sân nhìn mấy gốc mai, rồi lại nhớ ông bà, nhớ ba má… nhớ cái Tết năm nào… Giờ họ đã đi xa cả rồi. Tôi nhìn lên trời cao, mấy áng mây trôi bồng bềnh, lơ lửng, rồi dần bay xa.

Gốc mai của ông ngày xưa chỉ nhỏ bằng nắm tay, giờ to bằng cái tô lớn, chia thành ba nhánh lớn, vững chãi như cây cổ thụ. Cành mai cong cong đủ kiểu dáng, tỏa đều xung quanh, lá mai chỉ to bằng hai ngón tay, xanh thẫm.

Anh tôi bắc cái ghế thang thật cao để mấy đứa cháu lặt lá mai. Nhưng chúng cũng chỉ lặt có vài cành dưới thấp rồi bỏ đi chơi đâu mất.

Năm ngoái, tôi về thăm anh chị trước Tết, thấy cây mai bị lặt trơ trọi tầng dưới và mấy cành trên còn đầy lá vàng, tôi lại ra sân, lúi húi lặt. Mấy đứa cháu bu lại, líu lo cùng lặt chút xíu rồi lại chạy đi chơi. Tôi cố lặt hết cây mai ấy và thêm mấy cây mai nhỏ mới trồng ở lối đi nữa thì trời đã tối. Đúng lúc anh tôi về tới, cười nói:

- Cô lặt lá mai à? Bây giờ người ta không lặt lá nữa, có một loại thuốc xịt mấy ngày nó tự rụng lá. Rồi qua Tết, bón phân dưỡng cây. Cô thấy cây mai của ông lá vàng úa là tôi xịt thuốc đó. Chứ nó cao nghệu rồi, mà mình già rồi làm sao dám leo cao nữa mà lặt lá. Bả không biết cứ la tôi hoài. - Vừa nói, anh tôi vừa cười ngó chị dâu tôi.

Ngày mùng một trở về nhà, thấy hàng mai nở vàng rực, cánh mai rụng đầy sân. Bọn trẻ nô đùa vui nhộn, chạy quanh. Chị dâu tôi lại nói:

- Nhờ cô lặt mai mà năm nay, mùng một nó nở rộ hết trơn. Mọi năm, ổng toàn xịt thuốc, mai chỉ nở lác đác ngày mùng một có mấy bông… Mà cô ơi, tui nói ổng có nghe đâu! Năm tới, nghỉ hưu, cô về sơm sớm, lặt mai nữa nghen.

Tôi "dạ" một tiếng rồi bước ra sân ngắm mai. Gia đình anh trai kế tôi cũng vừa về tới. Anh khoe cây mai nhà anh đẹp lắm. Hằng năm, anh gửi nhà vườn chăm sóc, đến ba mươi Tết thì thuê xe ba gác đến chở về trưng, sau Tết lại mang gửi người ta.

Tôi nhủ thầm: “Anh cũng lại lười biếng nữa chứ gì?”. Dù tôi biết nhà anh ở phố chợ, chật hẹp, lại bận rộn buôn bán quanh năm, làm sao có thời gian chăm sóc cây mai.

Tôi đến bên gốc mai, lấy tay vuốt nhẹ mấy chùm hoa đang khoe sắc. Cánh hoa vẫn mềm mại, dịu dàng và thoang thoảng mùi hương tinh khiết. Mấy chú ong, bướm bay lượn lờ trên ngọn cây mai.

Tôi nhìn lên, lòng thầm nhủ: "Ông bà ơi, ba má ơi, chúng con về rồi, mai nhà mình vẫn vàng rực ông bà ơi, ba má ơi!". Tiếng anh tư tôi gọi: Mấy cô, mấy chú, mấy cháu. Vào nhà cúng mừng năm mới nè!

980x320 (1)

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa - Tết nay: Nhớ cái bong bóng lợn Tết xưa - Tết nay: Nhớ cái bong bóng lợn

TTO - Ngày Tết, lũ trẻ xúm quanh con quay tự đẽo bằng gỗ bạch đàn, xà cừ, vài quả pháo tép màu hồng, đứa nào sang thì mẹ mua cho con tò he xanh đỏ. Trong các món đồ chơi ngày Tết có một thứ đặc biệt không thể quên: trái bóng làm bằng bong bóng lợn.

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên