Thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Solomon, Kiribati khẳng định bỏ Đài Loan theo Trung Quốc là vì 'lợi ích quốc gia'
TTO - Quốc đảo Solomon và Kiribati ngày 21-9 cùng lên tiếng khẳng định cắt đứt với Đài Loan để tạo quan hệ ngoại giao với Trung Quốc là vì "lợi ích quốc gia".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) cùng Ngoại trưởng Quốc đảo Solomon Jeremiah Manele ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao - Ảnh: REUTERS
Trung Quốc và Quốc đảo Solomon ngày 21-9 chính thức ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo Reuters, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng Ngoại trưởng Quốc đảo Solomon Jeremiah Manele đã cùng ký kết thỏa thuận tại nhà khách chính phủ tại Bắc Kinh.
Tuyên bố trước các phóng viên, ông Vương nói: "Hiện chỉ còn một vài quốc gia chưa thiết lập quan hệ ngoại giao cùng Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng tại những quốc gia này sẽ ngày càng nhiều người có tầm nhìn. Đây là những người sẽ đứng ra và cất lời kêu gọi công lý hợp lẽ với tiến trình lịch sử".
Đáp lại, ông Manele khẳng định đây là quyết định phù hợp với "lợi ích quốc gia" của Solomon.
Chỉ vài giờ sau lễ ký kết, Văn phòng Tổng thống của Kiribati, đảo quốc tại Thái Bình Dương, tuyên bố rằng họ đang hành động vì lợi ích quốc gia khi chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để bắt tay cùng Trung Quốc.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, Đài Loan đã mất đi 2 mối quan hệ ngoại giao. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Đài Loan, ông Joseph Wu, chỉ trích Bắc Kinh đang cố tình "đàn áp và giảm sự hiện diện trên trường quốc tế của Đài Loan".
Đài Bắc cũng cáo buộc Trung Quốc dùng các khoản đầu tư để lôi kéo Kiribati.
Văn phòng của Tổng thống Kiribati Taneti Maamau đã trả lời Reuters qua thư điện tử về vấn đề trên.
Cụ thể, Kiribati cho rằng quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao cùng Trung Quốc được đưa ra "sau khi đã đánh giá nội bộ và cân nhắc về các mối quan hệ ngoại giao". Quốc gia này cho rằng đây là điều "phù hợp với lợi ích lớn nhất của quốc gia và người dân".
Theo Reuters, việc Solomon và Kiribati đơn phương chấm dứt quan hệ là đòn giáng mạnh đối với lãnh đạo vùng lãnh thổ Đài Loan Thái Anh Văn. Bà Thái đang chuẩn bị cho đợt tái tranh cử vào tháng 1-2020.
Đài Loan đã mất 7 mối quan hệ ngoại giao về tay Trung Quốc kể từ khi bà Thái nhậm chức vào năm 2016.
Reuters nhận định việc giành được sự ủng hộ từ Solomon và Kiribati sẽ giúp Bắc Kinh gia tăng tầm ảnh hưởng tại Thái Bình Dương.
Đây là khu vực Mỹ và Úc đang lo lắng việc Trung Quốc ngày càng bành trướng.
-
TTO - Đến hiện tại, TP.HCM đã nhận được thông tin có 6 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 1553. Tất cả đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả.
-
Để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
-
TTO - Thông tin sau cuộc họp khẩn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình COVID-19 sáng 28-1: Hai ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh bước đầu ghi nhận hơn 80 ca, liên quan đến chủng mới của virus corona nên lây lan rất nhanh.
-
TTO - Bộ Y tế chính thức công bố 82 ca bệnh mới lây nhiễm trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh, trong đó Hải Dương 72 ca, Quảng Ninh 10 ca. Trong khi đó, bước đầu phân tích cho thấy F0 không phải là bệnh nhân đi Nhật.
-
TTO - CNBC đánh giá Việt Nam có thể là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở châu Á giữa đại dịch COVID-19 trong năm 2020, một kỳ tích đạt được với việc không quý nào kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm trong cả năm.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận