07/11/2023 16:07 GMT+7

Phim về thảm sát ở làng Phong Nhị và Những đứa trẻ trong sương tranh giải Bông sen vàng

‘Đường tới hòa bình’ - phim về cuộc thảm sát ở làng Phong Nhị (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) của Đoàn Hồng Lê và phim ‘Những đứa trẻ trong sương’ của Hà Lệ Diễm cùng tranh giải Bông sen vàng tại Đà Lạt tới đây.

Phim "Những đứa trẻ trong sương" lọt danh sách rút gọn (top 15) giải Oscars 2023 - hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất - Ảnh: ĐPCC

Phim "Những đứa trẻ trong sương" lọt danh sách rút gọn (top 15) giải Oscars 2023 - hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất - Ảnh: ĐPCC

Năm nay, với sự tham dự 31 phim tài liệu, trong đó có những cái tên đáng chú ý tại Liên hoan phim Việt Nam từ ngày 21 tới 25-11 tại Đà Lạt "căng thẳng" hơn bao giờ hết.

Phim tranh Bông sen vàng: Nhà bà Nữ hay Đất rừng phương Nam có cửa?Phim tranh Bông sen vàng: Nhà bà Nữ hay Đất rừng phương Nam có cửa?

Có 16 phim dự thi Liên hoan phim Việt Nam 2023 nhưng có thể chỉ số ít tranh Bông sen vàng. Sẽ là Đất rừng phương Nam, Em và Trịnh, Tro tàn rực rỡ, Nhà bà Nữ hay Người vợ cuối cùng?

Đường tới hòa bình, Những đứa trẻ trong sương nặng ký

Theo thông lệ, phải tới đêm trao giải (25-11), ban tổ chức mới công bố các đề cử giải Bông sen vàng nhưng dựa vào thành tích trước đó của các phim, có thể kể ra vài ứng viên nặng ký.

Đoàn Hồng Lê và Hà Lệ Diễm là hai đạo diễn nữ đại diện cho hai thế hệ làm phim điện ảnh tài liệu trực tiếp của Việt Nam.

Trong đó, Đoàn Hồng Lê là đạo diễn quen thuộc của thể loại phim này với nhiều giải thưởng đáng chú ý.

Phim Đất đai thuộc về ai (sản xuất năm 2009) của chị từng đoạt giải thưởng của Ban giám khảo Liên hoan phim Cameras des Champs (Pháp, 2011) và giải Trái tim xanh YxineFF (Việt Nam, 2012). 

Phim Lời cuối của cha đoạt giải thưởng Dự án phim tài liệu dài của Quỹ điện ảnh DMZ tại Hàn Quốc năm 2015, giải Đạo diễn xuất sắc nhất Liên hoan phim tài liệu quốc tế Dehong tại Trung Quốc năm 2018.

Phim Đường tới hòa bình ghi lại hành trình vụ kiện đặc biệt của bà Nguyễn Thị Thanh - một trong số ít nạn nhân sống sót sau cuộc thảm sát của quân đội Đại Hàn ở làng Phong Nhị năm 1968.

Phim được phát sóng vào tháng 12-2022. Hai tháng sau đó, ngày 7-2-2023, Tòa án Trung Seoul (Hàn Quốc) đã yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh.

Phim Đường tới hòa bình đã mang về Cánh diều vàng cho Đoàn Hồng Lê ở hạng mục Đạo diễn Phim tài liệu xuất sắc nhất hồi tháng 9 năm nay.

Một phim "nặng ký" khác của liên hoan năm nay có thể kể đến là Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm.

Phim này đã giành nhiều giải thưởng và đề cử tại các liên hoan phim trên thế giới, trong đó có giải Đạo diễn xuất sắc nhất ở hạng mục Tranh giải quốc tế dành cho phim đầu tay tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021.

Đặc biệt, phim lập kỳ tích khi có tên trong danh sách rút gọn (top 15) giải Oscars 2023 - hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất.

Hồi tháng 5, Những đứa trẻ trong sương cũng đoạt giải phim châu Á hay nhất tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 1.

Phim "Đường tới hòa bình" đã mang về Cánh diều vàng cho Đoàn Hồng Lê ở hạng mục Đạo diễn Phim tài liệu xuất sắc nhất hồi tháng 9 năm nay - Ảnh chụp màn hình

Phim "Đường tới hòa bình" đã mang về Cánh diều vàng cho Đoàn Hồng Lê ở hạng mục Đạo diễn Phim tài liệu xuất sắc nhất hồi tháng 9 năm nay - Ảnh chụp màn hình

Số lượng phim về chiến tranh, lịch sử… áp đảo

Năm nay, phim tài liệu dự thi khá đa dạng về đề tài, trong đó đề tài chiến tranh, lịch sử, người lính chiếm số lượng áp đảo.

Hùng hậu nhất là Điện ảnh Quân đội nhân dân, góp mặt tới 9 phim về đề tài này: Trở về Khe Sanh, Thanh âm đại ngàn, Trời Hà Nội mãi xanh (Tập 2: Bầu trời của hòa bình), Khát vọng thiên thanh, Lửa từ Thành Cổ, Niềm tin, Hóa giải, Suối nguồn, Thép trong lòng biển sâu.

Ở họp báo Liên hoan phim Việt Nam ngày 30-10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đánh giá: "Các thế hệ làm điện ảnh Việt Nam lần này ra quân rất rầm rộ".

Sự rầm rộ và có tính tiếp nối mà ông Đông nói, không chỉ thể hiện trong phim truyện điện ảnh, mà trong cả thể loại phim tài liệu.

Nhìn vào danh sách dự thi năm nay, ngoài những đạo diễn trẻ, có thể kể ra một số đạo diễn thành danh: NSƯT Hoàng Dũng (Giáo sư Tạ Quang Bửu - Nhà khoa học yêu nước, Ký ức tháng 12 năm 1972, đồng đạo diễn phim Tội ác phía sau niềm tin), NSƯT Trịnh Quang Tùng (Chuyến đi của thanh xuân), NSND Nguyễn Thước (Dòng sông ký ức), NSND Nguyễn Như Vũ (đồng đạo diễn phim Luật sư Vũ Trọng Khánh)…

Trong 31 phim dự thi, chỉ có vài phim đã được chiếu. Đường tới hòa bìnhNhững đứa trẻ trong sương là hai cái tên "đáng gờm" nhưng "chưa biết mèo nào hơn mèo nào". Bởi, phải đợi tới liên hoan phim diễn ra, khi các phim còn lại được chiếu, mới biết được kết quả cuối cùng. 

Bông sen vàng cho phim tài liệu vì thế cũng khó đoán hơn, bất ngờ hơn bao giờ hết.

Theo cơ cấu giải thưởng, sẽ có một Bông sen vàng, hai Bông sen bạc và hai giải thưởng của ban giám khảo dành cho phim.

Ngoài ra, còn có giải Đạo diễn xuất sắc nhất, Tác giả kịch bản xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Thiết kế âm thành xuất sắc…

Phim tranh Bông sen vàng: Nhà bà Nữ hay Đất rừng phương Nam có cửa?Phim tranh Bông sen vàng: Nhà bà Nữ hay Đất rừng phương Nam có cửa?

Có 16 phim dự thi Liên hoan phim Việt Nam 2023 nhưng có thể chỉ số ít tranh Bông sen vàng. Sẽ là Đất rừng phương Nam, Em và Trịnh, Tro tàn rực rỡ, Nhà bà Nữ hay Người vợ cuối cùng?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên