15/09/2019 16:58 GMT+7

Philippines nói Trung Quốc đã bớt khăng khăng loại ‘nước ngoài’ khỏi Biển Đông

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khẳng định Trung Quốc muốn tìm cách hạn chế sự hiện diện quân sự cũng như các dự án hợp tác khai thác dầu khí của các quốc gia ngoài Trung Quốc và Đông Nam Á ở Biển Đông. Nhưng quyết tâm ấy đã giảm đi.

Philippines nói Trung Quốc đã bớt khăng khăng loại ‘nước ngoài’ khỏi Biển Đông - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin - Ảnh: REUTERS

Hồi giữa tuần, Ngoại trưởng Locsin đã có cuộc trả lời phỏng vấn đáng chú ý với Đài ABS-CBN. Ông đề cập tới thái độ và mong muốn của Trung Quốc trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với các quốc gia ASEAN.

Khi được hỏi về COC, ông Locsin nói các cuộc đàm phán đã "có lúc rất nhiều tranh cãi", khi Trung Quốc khẳng định rằng "không nên có sự hiện diện quân sự của quân đội nước ngoài ở Biển Đông".

Ngoài ra, trong một đoạn đáng chú ý trong cuộc phỏng vấn trên, ông Locsin khẳng định Trung Quốc muốn rằng nếu "các anh (ASEAN) muốn phát triển dầu khí thì các dự án ấy chỉ có thể hợp tác cùng chúng tôi".

Đến nay, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí giữ bí mật về đàm phán COC, mặc dù một số thông tin rò rỉ khẳng định hai điểm quan trọng xuất phát từ đề xuất của Trung Quốc như đã nêu: không cho các nước ngoài ASEAN và Trung Quốc hiện diện quân sự ở Biển Đông; và không để ASEAN hợp tác khai thác dầu khí với các nước khác ngoại trừ Trung Quốc và các thành viên ASEAN.

Hãng tin AP ngày 15-9 cho biết ít nhất "hai nhà ngoại giao Đông Nam Á" đã xác nhận Trung Quốc đúng là đã có những yêu cầu như đã nêu.

Mặc dù ít nhiều đã khẳng định ý đồ của Trung Quốc trong đàm phán COC, vị ngoại trưởng của Philippines vừa qua cũng tiết lộ rằng Bắc Kinh đã có phần giảm bớt mức độ quyết liệt trong các yêu cầu của mình.

Ông nói với ABS-CBN: "Những thông tin chúng ta đang có lúc này là Trung Quốc đang dịu giọng. Không còn khăng khăng loại trừ các cường quốc ngoài khu vực nữa. Không còn khăng khăng phải thế này, phải thế kia nữa".

Lâu nay Trung Quốc vẫn bị cáo buộc cố tình trì hoãn tiến trình đàm phán COC. Những người chỉ trích cho rằng Bắc Kinh chỉ chấp thuận đàm phán chính thức với ASEAN sau khi đã hoàn tất việc bồi đắp và quân sự hóa phi pháp 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa.

Cần ngăn Trung Quốc giành lợi thế từ COC Cần ngăn Trung Quốc giành lợi thế từ COC

TTO - Bên cạnh các chiến lược được bàn thảo, một cuộc chạy đua khốc liệt diễn ra đằng sau bàn nghị sự của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 52 (AMM-52) ở Bangkok, Thái Lan năm nay: soạn khung đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên