18/07/2024 18:43 GMT+7

Phát triển kinh tế xanh Đông Nam Bộ, doanh nghiệp than khó ở đất đai và hành chính

Đông Nam Bộ là vùng động lực kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước. Nhưng hiện còn nhiều rào cản, vướng mắc trong phát triển kinh tế xanh - một xu thế đang chuyển rất nhanh và mạnh.

Quang cảnh hội thảo phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Quang cảnh hội thảo phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Chiều 18-7, tại Bà Rịa - Vũng Tàu diễn ra hội thảo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững cho vùng Đông Nam Bộ.

Ông Đậu Anh Tuấn - phó tổng thư ký kiêm trưởng ban pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - khơi gợi rằng kinh tế xanh hiện nay không còn là "đạo đức", là "văn hóa" mà là tấm vé vào các thị trường lớn. Kinh tế xanh hiện đang chuyển rất nhanh và mạnh.

Các nhà đầu tư FDI đang kỳ vọng vào khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam để họ đầu tư, nếu không có thì họ bắt buộc phải rời thị trường.

Cụ thể theo khảo sát nhiều doanh nghiệp (DN) trong vùng này vẫn than phiền về "gánh nặng" thanh tra, kiểm tra trùng lặp. Cải cách hành chính có tốt nhưng mới ở thủ tục ban đầu, còn những thủ tục tiếp theo còn làm cho DN chưa hài lòng.

Chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi xuất khẩu. Phát triển điện gió ngoài khơi là phát triển kinh tế xanh, kinh tế biển xanh - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi xuất khẩu. Phát triển điện gió ngoài khơi là phát triển kinh tế xanh, kinh tế biển xanh - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ngoài ra, các DN trong vùng còn gặp cản trở khi tiếp cận đất đai. "69% các DN được hỏi trả lời sẽ hủy bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch kinh doanh khi gặp khó về thủ tục đất đai", đại diện VCCI nêu con số dẫn chứng.

Đáng chú ý khảo sát của VCCI còn chỉ ra tình trạng các sở ngành và chính quyền cấp huyện không thực thi chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh. 

"Cần cải tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho cả các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy năng động, tiên phong của bộ máy chính quyền", ông Phạm Ngọc Thạch đề xuất.

Ông Bùi Quang Tuấn - nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng trong thời gian qua đã có những thành tích trong phát triển kinh tế xanh như nhận thức, có hệ thống chính sách pháp luật, có quy hoạch… 

Nhưng vẫn còn hạn chế như phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có cơ sở dữ liệu lớn tập trung. Đáng chú ý theo vị này, không gian đổi mới sáng tạo bị hạn hẹp và có rủi ro.

Có ý kiến cho rằng việc phát triển kinh tế xanh hay các khu công nghiệp sinh thái còn bắt nguồn từ sự ngại thay đổi của chính các DN. Nhưng vùng Đông Nam Bộ cũng có cơ hội khai thác kinh tế biển xanh, kinh tế số.

Ông Trần Việt Hà - phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất TP.HCM - đề nghị cần có các giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích hình thành các khu công nghiệp sinh thái như miễn giảm phí thuê đất, hỗ trợ tài chính.

Có đại biểu thẳng thắn nói rằng cần loại bỏ tư duy "tăng trưởng bằng mọi giá", thu hút đầu tư "bằng mọi giá", đưa tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh vào mọi hoạt động kinh tế, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cảng, du lịch.

Vùng Đông Nam Bộ cần giải quyết các lĩnh vực DN còn than phiền

Để vùng Đông Nam Bộ phát triển kinh tế xanh theo các ý kiến trước hết cần có hệ thống pháp luật cũng như các quy chuẩn đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Cũng như tập trung giải quyết các lĩnh vực mà DN cho biết còn nhiều phiền hà như: đất đai, thuế, môi trường, phòng cháy, bảo hiểm xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 từ khóa để vùng Đông Nam Bộ phát triểnThủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 từ khóa để vùng Đông Nam Bộ phát triển

Tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả. Đi đôi với đó là cơ chế chính sách thông thoáng, đổi mới, hiện đại và hạ tầng chiến lược phát triển nhanh là cách làm để vùng Đông Nam Bộ phát triển.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên