03/01/2025 10:10 GMT+7

Phạt nặng để xây dựng văn hóa giao thông

Chỉ có thực thi nghiêm pháp luật thông qua công nghệ giám sát, tuần tra, xử lý, lâu ngày dần trở thành thói quen mới xây dựng được văn hóa giao thông.

Phạt nặng phải chăng là thuốc đắng đả tật, xây dựng văn hóa giao thông? - Ảnh 1.

Lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm - Ảnh: HỒNG QUANG

Như Tuổi Trẻ Online thông tin: Ngày 1-1-2025, ngày đầu áp dụng nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều... với mức xử phạt theo quy định mới.

Sau khi bị xử phạt, không ít người nói "chắc chắn không dám tái phạm".

Tiến sĩ Phạm Sanh - chuyên gia giao thông - có vài ý kiến gửi đến Tuổi Trẻ Online.

Phạt nặng là cần thiết

Nghị định 168 xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1-1-2025. Theo đó, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt tăng rất cao, nhất là nhóm hành vi cố ý vi phạm dẫn đến nhiều vụ tai nạn, đặc biệt xảy ra trên đường cao tốc.

Thực tế cho thấy ý thức một số người tham gia thông chưa cao, tình trạng vi phạm giao thông còn diễn ra phổ biến.

Vì vậy, việc phạt nặng là liều thuốc đắng, góp phần xây dựng văn hóa giao thông.

Một số ý kiến cho rằng chìa khóa để giảm thiểu tai nạn giao thông nằm ở việc thực hiện các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm luật giao thông.

Nhiều người ủng hộ các hình phạt nghiêm khắc như phạt tiền nặng, đình chỉ giấy phép lái xe hoặc thậm chí là phạt nặng hơn để răn đe các hành vi vi phạm giao thông.

Việc phải đối mặt với hậu quả và gánh nặng tài chính liên quan đến các biện pháp trừng phạt này sẽ khuyến khích mọi người tuân thủ luật giao thông.

Bằng cách xử phạt nặng, người đi đường sẽ thận trọng và có trách nhiệm hơn khi lái xe, góp phần giảm thiểu tai nạn.

Cần phối hợp nhiều biện pháp

Ngoài việc phạt thật nặng để răn đe, về lâu dài cần tích hợp nhiều biện pháp để có kết quả toàn diện hơn.

Do vậy cần có thêm các giải pháp để cải thiện tình trạng giao thông hiện nay, đảm bảo việc lái xe an toàn, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ và triển khai các công nghệ an toàn tiên tiến trên xe, góp phần vào việc giảm tai nạn bền vững hơn.

Ngoài ra việc đầu tư vào các chương trình giáo dục lái xe toàn diện cũng đóng vai trò quan trọng.

Bằng cách trang bị cho cá nhân sự hiểu biết sâu sắc về luật giao thông và các kỹ thuật lái xe có trách nhiệm, các chương trình này sẽ ngăn chặn người lái xe tham gia vào hành vi lái xe liều lĩnh, từ đó cũng sẽ giảm số vụ tai nạn.

Xây dựng thói quen văn hóa giao thông tuyệt vời với tinh thần thượng tôn pháp luật như các nước châu Âu, văn hóa giao thông được giáo dục từ tuổi thơ ở Nhật hay văn hóa luôn nhường nhịn nhau của người Lào… không phải là nhiệm vụ bất khả thi đối với chúng ta.

Phải có mục tiêu chiến lược, giải pháp đồng bộ, có lộ trình phù hợp và kiên trì theo đuổi kết quả.

Chỉ có thực thi nghiêm pháp luật thông qua công nghệ giám sát, tuần tra, xử lý, răn đe, lâu ngày dần trở thành thói quen, thành chuẩn mực của mỗi cá nhân, chuẩn mực xã hội, định hình nhận thức hành vi, mới xây dựng thành văn hóa giao thông.

Phạt nặng phải chăng là thuốc đắng đả tật, xây dựng văn hóa giao thông? - Ảnh 3.Tài xế lái xe đường dài kể chuyện hóa giải va chạm nhớ đời

Đã là lái xe đường dài làm sao tránh khỏi những va chạm nhiều khi do vô ý, nhiều khi do khách quan đưa đẩy và nhiều khi cũng không phải lỗi do mình gây ra.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên