Bên trong 'ốc đảo' là một hệ sinh thái mới sống động, phong phú sinh vật biển, từ loài săn mồi đến phù du.
"Ốc đảo" nằm ở độ sâu khoảng 500m dưới Ấn Độ Dương, được các nhà khoa học Maldives, tổ chức phi lợi nhuận Nekton và Đại học Oxford phát hiện trong chuyến thám hiểm Nekton Maldives Mission.
Bên trong "ốc đảo" là một hệ sinh thái mới sống động, phong phú sinh vật biển, từ loài săn mồi đến phù du.
Các nhà đại dương học tin rằng hệ sinh thái ở đây đặc biệt khác thường là do sự xuất hiện của nhóm sinh vật nhỏ phù du được gọi là micro-nekton.
Thông thường, những sinh vật biển nhỏ bé này có thể bơi độc lập với dòng chảy, di cư lên bề mặt đại dương vào ban đêm và lặn trở lại sâu vào lúc bình minh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford, những vi sinh vật này bị mắc kẹt trong một khu vực dưới nước ở độ sâu 1.640 feet (500m), thu hút nhiều động vật ăn thịt lớn hơn, bao gồm cá ngừ, cá mập đầu búa, cá mập hổ, cá mập mang, cá mập hổ cát, cá mập chó...
Trong chuyến thám hiểm bắt đầu từ ngày 4-9, các nhà đại dương học đưa các phương tiện lặn xuống độ sâu gần 1.000m nhằm lấy mẫu có hệ thống đầu tiên về vùng biển sâu xung quanh Maldives.
Khi ở trên tàu lặn Omega Seamaster II, nhóm đã khám phá vỉa Satho Rahaa, một ngọn núi dưới nước cao 1.500m. Nhóm cũng thấy rằng các lớp đá núi lửa, các rạn đá cacbonat hóa thạch tạo thành các vách đá dựng đứng và các bậc thang. Đây là cơ sở tạo nên các đảo san hô ở Maldives - những hòn đảo hình vành đai bao quanh các đầm phá.
Và cũng chính cảnh quan gồ ghề dưới đáy biển này đã tạo thành một vùng bẫy các vi sinh vật và ngăn chúng lặn sâu hơn khi mặt trời mọc. "Hiệu ứng bẫy" này từng được khám phá tại nhiều điểm nóng về đa dạng sinh học trên các vỉa biển trong quá khứ, nhưng nó chưa bao giờ được khoa học ghi nhận là có liên quan đến các đảo đại dương như Maldives.
Theo Tổng thống Maldives H.E Ibrahim Mohamed Solih, những phát hiện này cung cấp kiến thức mới quan trọng, hỗ trợ thêm cho công tác bảo tồn và quản lý đại dương bền vững của Maldives, đồng thời sẽ thúc đẩy cả ngành ngư nghiệp cũng như du lịch nơi này.
Các nhà đại dương học đưa các phương tiện lặn xuống độ sâu gần 1.000m nhằm lấy mẫu có hệ thống đầu tiên về vùng biển sâu xung quanh Maldives
Giáo sư Alex Rogers, thành viên nhóm khảo sát, cho biết rất có thể sẽ tồn tại nhiều "ốc đảo" tương tự ở các đại dương khác cũng như trên các sườn lục địa
"Ốc đảo" được đặt tên là “The Trapping Zone” và các nhà đại dương học đã mô tả nó như một “ốc đảo của sự sống” giữa một “sa mạc đại dương rất rộng lớn” ở Maldives.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy những sinh vật nhỏ bị mắc kẹt là mục tiêu của những kẻ săn mồi lớn như các đàn cá ngừ và cá mập.
Những phát hiện này cung cấp kiến thức mới quan trọng, hỗ trợ thêm cho công tác bảo tồn và quản lý đại dương bền vững của Maldives, đồng thời sẽ thúc đẩy cả ngành ngư nghiệp cũng như du lịch nơi này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận