Thứ 6, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Ông Biden công bố chiến lược tham vọng chống COVID-19
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố chiến lược chống COVID-19, trong đó thúc đẩy việc tiêm ngừa, xét nghiệm và tập trung vào khoa học.

Vợ chồng tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng trong ngày đầu nhậm chức 20-1 - Ảnh: REUTERS
"Trong gần một năm tính đến nay, người Mỹ không thấy chiến lược nào từ chính quyền liên bang, chưa nói đến một cách tiếp cận toàn diện để phản ứng với COVID-19. Với Tổng thống Biden nhậm chức ngày hôm nay, mọi thứ thay đổi", Hãng tin AFP ngày 21-1 dẫn lời ông Jeff Zients, điều phối viên lực lượng chống COVID-19 của ông Biden, nói.
Các quan chức cho biết ông Biden sẽ nhanh chóng ký 10 sắc lệnh để khởi động chiến lược.
Theo đó, kế hoạch của ông Biden đặt ra các mục tiêu khôi phục niềm tin của người Mỹ như thúc đẩy chiến dịch tiêm ngừa, ngăn sự lây lan của virus thông qua các biện pháp đeo khẩu trang, xét nghiệm, trong khi củng cố lực lượng y tế.
Trước khi nhậm chức, ông Biden đã cam kết sẽ cung cấp 100 triệu liều vắc xin COVID-19 trong 100 ngày đầu cầm quyền.
Kế hoạch cũng sẽ mở rộng hỗ trợ khẩn cấp cho người dân, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, mở lại trường học, doanh nghiệp và du lịch, bảo vệ những người dễ bị tổn thương, bình đẳng sắc tộc và khôi phục sự dẫn đầu của Mỹ trong việc chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai.
Chính quyền ông Biden đang kỳ vọng Quốc hội Mỹ phê chuẩn 1.900 tỉ USD cho các kế hoạch chống dịch, trong đó 20 tỉ USD sẽ dành cho vắc xin và 50 tỉ USD cho việc xét nghiệm.
Nhìn chung, chiến lược này hướng đến cách tiếp cận được phối hợp chặt chẽ hơn so với cách tiếp cận của chính quyền ông Trump, vốn bỏ qua các cơ quan chủ chốt như Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ngăn đề xuất của các nhà khoa học nổi tiếng và cho rằng mỗi quốc gia cần có biện pháp chống dịch của riêng mình.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20-1, ông Biden đã thể hiện rõ ưu tiên chống dịch khi ký hàng loạt sắc lệnh, trong đó bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang trong các cơ quan liên bang và dừng việc rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Theo Hãng tin Reuters, tổng thống Mỹ dự kiến sẽ ký thêm các sắc lệnh như yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên một số phương tiện công cộng như máy bay, tàu điện, xe buýt.
Trong diễn biến khác, nhà dịch tễ học Anthony Fauci, người được chỉ định làm cố vấn y tế trưởng của ông Biden, ca ngợi nỗ lực chống dịch của WHO, khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục là thành viên của tổ chức này.
"Trong những hoàn cảnh khó khăn, tổ chức này đã tập hợp cộng đồng khoa học, nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy vắc xin, các liệu pháp và chẩn đoán", ông Fauci nói, đánh giá WHO đã "làm việc không ngừng với các quốc gia trong cuộc chiến chống lại COVID-19".
-
TTO - Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đang bị đổ lỗi là trở ngại lớn khiến Liên Hiệp Quốc không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar.
-
TTO - Khi TP.HCM lên tiếng sẽ dẹp loạn karaoke tự phát, An Giang trước mắt dẹp karaoke lưu động chống dịch, một số tỉnh thành nói đã 'nghiêm' lâu nay - bạn đọc khắp nơi 'tranh thủ' phản ánh 'nỗi khổ này là nỗi khổ toàn quốc'.
-
TTO - Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc ngày 4-3 cho biết đại sứ mới được bổ nhiệm của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã từ chức và xác nhận người tiền nhiệm Kyaw Moe Tun - bị chính quyền quân sự sa thải - sẽ tiếp tục đại diện cho đất nước này.
-
TTO - Không chỉ những đôi giày, túi xách hàng hiệu có giá vài trăm nghìn đồng mà ngay những sản phẩm thông thường cũng bị làm nhái, giả và được bán công khai trên sàn thương mại điện tử, chợ mạng.
-
TTO - Trung tâm Phục hồi chức năng và dưỡng sinh của ông Võ Hoàng Yên chỉ hoạt động hơn một năm thì bỏ hoang. Hiện cơ sở vật chất trong trung tâm này đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục hư hỏng, nhếch nhác.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận