Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
Nhóm 75 người quyết định sửa đổi Hiến pháp Nga là ai?
TTO - Điện Kremlin vừa công bố nhóm làm việc sửa đổi hiến pháp 75 người do Tổng thống Vladimir Putin chỉ định. Họ gồm những ai?

Hiến pháp Nga dự kiến có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến cán cân quyền lực trong hệ thống nhà nước - Ảnh: RIA
Theo Hãng tin RIA Novosti, Tổng thống Vladimir Putin đã đặt bút phê chuẩn nhóm làm việc 75 người phụ trách xây dựng các đề xuất sửa đổi Hiến pháp Nga. Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 15-1-2020.
Hai đồng chủ tịch của nhóm làm việc là thượng nghị sĩ Andrei Klishas và chủ tịch Ủy ban Xây dựng nhà nước và luật pháp Duma (Hạ viện Nga) - luật sư Pavel Krasheninnikov.
Điểm qua danh sách do Điện Kremlin công bố còn có rất nhiều người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm bác sĩ, nghệ sĩ, vận động viên thể thao, chính trị gia...
Một số gương mặt dân sự tiêu biểu là bác sĩ Leo Bokeriya và Leonid Roshal; diễn viên Vladimir Mashkov; lãnh đạo Hội liên hiệp các nghệ sĩ Aleksandr Kalyadin; nghệ sĩ piano Denis Matsuev; nhà thơ Zakhar Prilepin; nhà vô địch Olympic Elena Isinbaeva; giám đốc bảo tàng Ermitazh Mikhail Piotrovsky...
Trong số chính trị gia nổi tiếng thì có thượng nghị sĩ Aleksei Puskov, các nghị sĩ Duma Irina Rodnina và Yaroslav Nilov.
Trong thông điệp liên bang ngày 15-1, Tổng thống Putin đã gợi ý một số sửa đổi trong Hiến pháp như ứng viên tổng thống phải sống trên lãnh thổ Nga không dưới 25 năm; trao quyền cho quốc hội lựa chọn thủ tướng; một tổng thống không thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ...
Giới quan sát cho rằng chính trường Nga đã hết sức bất ngờ vì trong các phát biểu trước đó ông Putin có nói Hiến pháp Nga "không cần phải sửa đổi gì"...
Không chỉ vậy, những thay đổi hiến pháp lần này là rất lớn - ảnh hưởng đến cán cân quyền lực hành pháp - tư pháp - lập pháp ở Nga theo như lời ông Dmitry Medvedev.
Theo kế hoạch, các đề xuất sửa đổi hiến pháp Nga sẽ được mang ra trưng cầu ý dân ngay trong năm nay.
-
TTO - Mới đây, trên một số trang báo và mạng xã hội chia sẻ rộng rãi thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì ung thư vòm họng. Nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Trần Thu Hà đã đính chính thông tin này và bày tỏ sự bức xúc trước tin đồn thất thiệt.
-
TTO - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.
-
TTO - Phản ánh của một số nghệ sĩ trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình khi được yêu cầu phải ký vào bản cam kết chia tiền thưởng cho đồng tác giả thực hiện tác phẩm mà họ đưa vào hồ sơ xét giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh.
-
TTO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn.
-
TTO - 'Một cuộc đời ra đi, nhiều cuộc đời ở lại', câu nói trở thành lẽ sống của nhiều người khi quyết định hiến dâng một phần cơ thể cho y học sau khi qua đời. Từ nghĩa cử cao đẹp ấy, nhiều cuộc đời tưởng như tắt hi vọng sống được tái sinh.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận