06/02/2023 13:06 GMT+7

Nhân viên kinh doanh - những điều cần biết (phần cuối)

Nhân viên kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Vậy nhân viên kinh doanh là ai và họ làm công việc gì?


Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết- Phần cuối - Ảnh 1.

Yêu cầu cơ bản cho vị trí tuyển dụng nhân viên kinh doanh - Ảnh: Internet

Yêu cầu công việc và kỹ năng cơ bản của một nhân viên kinh doanh

Yêu cầu công việc

Dựa trên bản mô tả chi tiết công việc của nhân viên kinh doanh, để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần có bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh, ngành Marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Song song với đó là những yêu cầu chung từ các đơn vị tuyển dụng như:

- Đã có kinh nghiệm làm nhân viên Sales hoặc các vị trí liên quan từ 1 năm trở lên.

- Khả năng sử dụng phần mềm CRM cơ bản.

- Sử dụng thành thạo Microsoft Office.

-Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

- Tự chủ trong công việc và có thể phối hợp làm việc nhóm tốt.

- Chịu được áp lực cao trong công việc.

Những kỹ năng cơ bản cần thông thạo

Bất kỳ một ngành nghề hay một vị trí công việc nào cũng đòi hỏi những kỹ năng mềm phù hợp với từng lĩnh vực. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất mà nhân viên kinh doanh cần phải trang bị cho mình trước khi đảm nhận công việc.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Kỹ năng phán đoán.

- Kỹ năng đàm phán.

- Kỹ năng thuyết phục.

- Kỹ năng nghiên cứu.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết- Phần cuối - Ảnh 2.

Những kỹ năng cần có đối với một nhân viên Sales - Ảnh: Internet

Mức thu nhập trung bình của nhân viên kinh doanh

Theo thông tin ghi nhận từ CareerBuilder, lương nhân viên kinh doanh sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy vào tính chất công việc và quy mô doanh nghiệp. Thông thường, mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh không quá cao, tuy nhiên, họ sẽ được hưởng thêm hoa hồng, "ăn" theo doanh thu.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết- Phần cuối - Ảnh 3.

Mức thu nhập bình quân của nhân viên Sales - Ảnh: Internet

Các doanh nghiệp thường áp dụng KPI doanh số đối với nhân viên Sales. Nếu đạt doanh số sẽ được hưởng 100% lương cơ bản. Trường hợp vượt mức KPI đã đề ra thì sẽ được hưởng 100% lương cơ bản + % doanh thu vượt định mức. Ngoài ra, nhân viên Sales có thể được phụ cấp tiền xăng xe, điện thoại,...

Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh được chia thành nhiều cấp bậc và lộ trình thăng tiến cũng chính là những cấp bậc này từ thấp tới cao. Cụ thể như sau:

- Cấp 1: Salesman và Saleswoman. Đây là khái niệm để gọi chung nhân viên kinh doanh (Salesman là nhân viên Sales nam, Saleswoman là nhân viên Sales nữ).

- Cấp 2: Sales Executive, Sales Supervisor. Đây là nhóm nhân viên Sales cấp cao hơn, hay nói cách khác là phụ trách nhóm thứ nhất.

- Cấp 3: Area Sales Manager. Đây là cấp quản lý khu vực. Vị trí này sẽ quản lý và phụ trách nhóm cấp 1, cấp 2.

- Cấp 4: Regional Sales Manager hoặc National Sales Manager. Đây là vị trí quản lý chuyên môn và chuyên quản lý nhóm cấp 3.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết- Phần cuối - Ảnh 4.

Lộ trình thăng tiến công việc của nhân viên Sales - Ảnh: Internet

Như vậy, tất tần tật những thông tin cần biết về vị trí nhân viên kinh doanh đã được CareerBuilder tổng hợp trong bài viết trên. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực Sales nói chung và vị trí nhân viên kinh doanh nói riêng. Đừng quên, CareerBuilder đã cập nhật một list việc làm dành cho nhân viên kinh doanh lương cao, hãy truy cập ngay hôm nay để tìm cho mình một "bến đỗ" phù hợp nhé!

Khuôn mặt bạn có tiềm năng lãnh đạo hơn bạn tưởngKhuôn mặt bạn có tiềm năng lãnh đạo hơn bạn tưởng

Câu chuyện tướng số trong sự nghiệp hóa ra không phải chuyện mê tín. Chính các nhà khoa học cũng tìm ra một số biểu hiện trên khuôn mặt cho thấy khả năng làm lãnh đạo của một người. Liệu bạn có các dấu hiệu tiềm ẩn đó không?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên