06/02/2023 12:12 GMT+7

Nhân viên kinh doanh - những điều cần biết (phần 1/3)

Nhân viên kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Vậy nhân viên kinh doanh là ai và họ làm công việc gì?


Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết - Phần 1/3 - Ảnh 1.

Nhân viên kinh doanh là ai? - Ảnh: Internet

Sales - kinh doanh/bán hàng là ngành nghề không còn xa lạ với tất cả mọi người. Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định nào đó.

Tuy nhiên, để làm Sales giỏi, hay nói cách khác là một chuyên viên kinh doanh thì không phải ai cũng có đủ tố chất và năng lực. Nếu bạn đang muốn bước chân vào ngành Sales và làm ở vị trí nhân viên kinh doanh thì trước hết phải hiểu rõ công việc này là gì. Tất cả sẽ được CareerBuilder bật mí chi tiết trong bài viết sau đây!

Những thông tin cơ bản về vị trí nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là một phần không thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp. Vậy họ là ai và công việc của họ cụ thể là làm gì?

Nhân viên kinh doanh là ai?

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên Sales là những cụm từ chỉ chung những người làm Sales. Sales là vị trí bán hàng cho công ty/doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhân viên Sales là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp do công ty/doanh nghiệp cung cấp.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết - Phần 1/3 - Ảnh 2.

Nhân viên kinh doanh là gì? - Ảnh: Internet

Để thực hiện được điều đó, nhân viên Sales cần phải tiếp cận, giới thiệu, giải đáp mọi vấn đề, thắc mắc của khách hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty. Mục đích cuối cùng của đội ngũ nhân viên Sales đó là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, giúp tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Về cơ bản, công việc của nhân viên kinh doanh là tạo ra doanh số cho công ty. Vậy cụ thể, nhân viên kinh doanh là làm gì? Dưới đây là mô tả công việc chi tiết.

Tìm kiếm, khai thác và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng

- Tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.

- Chủ động liên hệ, kết nối với khách hàng tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

- Gửi thông tin sản phẩm, dịch vụ qua email để khách hàng tham khảo, giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu khách hàng có phản hồi).

- Vận dụng những kỹ năng bán hàng để đàm phán, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

- Làm thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết - Phần 1/3 - Ảnh 3.

Tìm kiếm và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty - Ảnh: Internet

Chăm sóc khách hàng

- Chủ động liên hệ với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để nắm tình hình chung, giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

- Kịp thời hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, yêu cầu hay phàn nàn từ khách hàng.

- Theo dõi tiến độ hợp đồng, nắm rõ mốc thời gian kết thúc để thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng.

- Chủ động gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng cũ để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

- Làm thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết - Phần 1/3 - Ảnh 4.

Chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh - Ảnh: Internet

Triển khai hợp đồng đã ký kết

- Sau khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kinh doanh phối hợp cùng các bộ phận liên quan triển khai thực hiện hợp đồng, đảm bảo đầy đủ yêu cầu từ phía khách hàng.

- Theo dõi sát sao quá trình triển khai hợp đồng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

- Phối hợp với những bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết - Phần 1/3 - Ảnh 5.

Tiến hành triển khai hợp đồng - Ảnh: Internet

Một số công việc liên quan khác

- Theo dõi quá trình thanh lý, kết thúc hợp đồng, hỗ trợ bộ phận kế toán đốc thúc công nợ.

- Phối hợp với bộ phận Marketing để lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào dịp lễ, Tết, tri ân khách hàng; giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của công ty nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

- Liên kết với các bộ phận khác trong công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng mọi yêu cầu và thị hiếu mới nhất từ khách hàng.

- Làm báo cáo công việc theo định kỳ hoặc phát sinh.

Nhân viên kinh doanh – những điều cần biết - Phần 1/3 - Ảnh 6.

Thực hiện một số công việc liên quan theo yêu cầu của quản lý - Ảnh: Internet

(Còn tiếp)

Lưu giữ thông tin gì trước khi nghỉ việc?Lưu giữ thông tin gì trước khi nghỉ việc?

Cho dù bạn định nghỉ việc vào ngày mai hay 1 tháng nữa kể từ bây giờ, hãy chuẩn bị tinh thần bảo mật những thông tin quan trọng và xứng đáng để tránh việc sếp muốn chấm dứt quyền truy cập của bạn ngay lập tức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên