28/01/2023 16:19 GMT+7

Nhà là xe, lên xe là về nhà

Về nhà, mọi người ai cũng muốn về nhà bằng nhiều phương tiện như xe khách, tàu hỏa, máy bay. Cứ tới Tết Nguyên đán đều như thế cả.

Ai cũng nghĩ cho bản thân và gia đình mình được về nhà sớm thế thì chúng ta quên mất đi hình bóng một người rất quan trọng, họ đã hy sinh một phần vì công việc mưu sinh một phần vì niềm vui, niềm đam mê của cái nghề, đố các bạn đó là ai?

Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ đoán ra được người đó chính là "bác tài", tiếng gọi thân thương, thân thuộc của mọi người dành cho những người cầm vô lăng, đưa chúng ta đi đến nơi về đến chốn an toàn, vui vẻ đón Tết với gia đình. 

Khi nhắc đến các anh, các chú "bác tài" làm tôi nhớ lại câu chuyện trải nghiệm đón giao thừa trên xe khách. 

Tôi còn nhớ hôm đó tôi phải trực đến 22h30 đêm giao thừa của năm 2016 - 2017 thì mới xong việc, chạy vội ra bến xe Miền Tây để bắt kịp chuyến xe về quê.

Từ TP.HCM về đến nhà tôi mất khoảng sáu tiếng nếu giao thông được thuận lợi nên sớm nhất về đến nhà cũng đã 5h-6h sáng của ngày mùng 1. 

Trên xe khách 45 chỗ không còn một ghế trống, không ai quen ai, mọi người ai cũng điện thoại về nhà nhưng chỉ có một người rất muốn gọi về cho vợ, cho con mà nó không thể vì phải cầm vô lăng, giữ vững tay lái. 

Xe chúng tôi vừa đến địa phận Tiền Giang ầm vang tiếng nổ đùng đùng của pháo hóa bắn trên bầu trời, báo hiệu mùa xuân đã đến rồi. 

Tôi được ngồi ở vị trí đầu xe và nhìn về phía "bác tài", lúc này chợt nghĩ rằng dù trên xe không ai quen ai cả, cũng không biết ai về nơi nào, nhà ở đâu nhưng cùng ở thời khắc bước sang năm mới trên chuyến xe này thì tại sao chúng ta không xem nhau như một gia đình nhỉ? 

Khi đồng hồ bước sang giây phút cuối cùng của năm tôi bước ra khỏi ghế, cầm lấy micro hô vang "Chúc mừng năm mới cả nhà" và chia sẻ ý nghĩ trong đầu tôi đến mọi người trên xe.

Cả xe gửi nhau những lời chúc tốt đẹp, người này chúc đến người ngồi kế bên thế là một nhà rồi dù rằng vài phút trước là người xa lạ.

Tôi cũng không quên bắt nhịp mọi người cùng hô to lời chúc Tết đến anh "bác tài", lúc ấy ảnh vui lắm và luôn miệng nói rằng "cả nhà an tâm, tôi sẽ đưa cả nhà về nhà an toàn đón Tết".

Không khí lúc đó ấm cúng lạ thường, lạ lắm, lạ hơn những chuyến xe khác mang âm vang tiếng cười, lời chúc, tiếng nổ của pháo hoa. 

Dù chưa được về nhà ở bên gia đình cùng đón giao thừa như mọi năm nhưng mọi người chung xe đã mang lại cảm giác ấm áp như thể ở bên gia đình.

Tôi bước lại gần ngồi cạnh anh tài xế có hỏi rằng: "Bao lâu rồi anh chưa được đón giao thừa ở nhà?", anh trả lời: "Hơn 20 năm cầm lái rồi nhưng được đón giao thừa ở nhà thì cũng chỉ vài lần mà thôi em à".

Tôi định hỏi thêm thì ảnh nói "xe là nhà, nhà là xe", lúc ấy tôi ngồi im nhìn anh nhưng anh không nhìn tôi bởi vì anh đang lái xe, ảnh nói tiếp "lúc nào em cầm vô lăng như anh vào thời điểm này em sẽ hiểu". 

Đến mãi sau này, được đón Tết trên chuyến xe về quê, tôi nhớ lại hình ảnh của anh tài xế kia, tôi thấu cảm được cảm giác ấy, rất muốn thổ lộ niềm vui của ngày xuân với vợ con nhưng trên tay đang cầm vô lăng.

Trên xe đâu chỉ riêng một mình tôi. Tôi không thể lơ là, tôi phải nén lại cảm xúc của cá nhân bởi tôi đang lái xe chở một gia đình về quê ăn Tết.

Chúc cho các bác tài vạn dặm bình an, vững vàng tay lái và gia đình hạnh phúc.

Tính đến ngày 28-1, cuộc thi Về nhà đã nhận được hơn gần 390 bài dự thi. Cảm ơn các bạn đã gửi bài.

BAN TỔ CHỨC

Nhà là xe, xe nhà về nhà - Ảnh 2.

Có ngoại là có TếtCó ngoại là có Tết

Đứa trẻ nào rồi cũng phải lớn, cũng tới lúc đi xa và nhớ. Có người sẽ nhớ gia đình, nhớ thôn xóm, nhớ bè bạn… Còn tôi nhớ đến Tết của ngoại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên