Nhiều loại đất hiếm được dùng để chế tạo động cơ máy bay phản lực, hệ thống điều khiển tên lửa, hệ thống phòng thủ tên lửa, vệ tinh và máy laser - Ảnh: REUTERS
Trung Quốc hiện đang đứng đầu thế giới trong việc sản xuất đất hiếm và cung ứng 80% lượng đất hiếm Mỹ nhập khẩu từ 2014 đến 2017.
Năm 2017, Trung Quốc chiếm 81% quy mô sản xuất đất hiếm toàn cầu, theo số liệu từ cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).
Cho tới nay, chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa đất hiếm vào danh sách hàng hóa Trung Quốc bị tăng thuế trong giai đoạn căng thẳng thương chiến Mỹ - Trung vừa qua.
Tuy nhiên, Trung Quốc được cho là có thể sẽ sử dụng vũ khí đất hiếm này trong cuộc đấu thương mại này, nhằm tăng sức nặng trên bàn đàm phán với Mỹ.
Reuters ngày 23-5 cho biết một số loại đất hiếm đóng vai trò đặc biệt thiết yếu đối với các thiết bị quân sự như động cơ máy bay phản lực, hệ thống điều khiển tên lửa, hệ thống phòng thủ tên lửa, vệ tinh, và máy laser.
Điển hình, nguyên tố đất hiếm lanthanum là nguyên liệu để chế tạo thiết bị quan sát ban đêm.
Theo Reuters, những công ty sản xuất vũ khí như Raytheon, Lockheed Martin và Systems đều sản xuất các loại tên lửa phức tạp, đòi hỏi sử dụng đất hiếm trong các bộ cảm biến và hệ thống hướng dẫn của các vũ khí tối tân này.
Ông Eugene Gholz, một cựu chuyên gia của Lầu Năm Góc về chuỗi cung ứng, cho biết ngành nghiệp của Mỹ, cả khối nhà nước lẫn tư nhân, đều đã dự trữ đất hiếm, cũng như các linh kiện vũ khí từ năm 2010.
Ông Gholz cũng nói thêm rằng một số nhà cung cấp hiện đã cắt giảm lượng cung đối với một vài loại đất hiếm.
Thế giới hiện nay có 17 loại nguyên tố đất hiếm. Loại khoáng sản này tuy không hiếm như tên gọi của chúng, nhưng lại rất khó và tốn kém cho viếc khai thác lẫn tinh chế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận