22/12/2023 12:20 GMT+7

Ngân hàng Mỹ lỗ thêm 160 tỉ USD khi bất động sản thương mại sụp đổ

Bất động sản thương mại Mỹ có thể sụp đổ lớn kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008. Đó là tin xấu đối với các ngân hàng khiến họ có thể thua lỗ thêm 160 tỉ USD.

Bất động sản thương mại đang chịu áp lực ngày càng tăng do lãi suất cao hơn và định giá tài sản giảm - Ảnh: VIEWpress

Bất động sản thương mại đang chịu áp lực ngày càng tăng do lãi suất cao hơn và định giá tài sản giảm - Ảnh: VIEWpress

Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) vừa làm việc với các nhà nghiên cứu kinh tế tại các đại học USC (University of Southern California), Columbia, Stanford và Northwestern, để đánh giá tác động lãi suất cao trong thời gian dài với ngành bất động sản thương mại và hệ thống ngân hàng Mỹ.

Theo tạp chí Business Insider, báo cáo của các nhà nghiên cứu ước tính giá trị bất động sản văn phòng giảm do lãi suất tăng và làm việc từ xa đã khiến khoảng 14% tổng số khoản vay của ngành ngân hàng có vốn chủ sở hữu âm, nghĩa là giá trị tài sản thế chấp hiện tại thấp hơn số dư nợ cho vay.

Nếu tính riêng khu vực vay bất động sản thương mại, có khoảng 44% chủ sở hữu mất vốn, dẫn tới việc các ngân hàng Mỹ có thể thiệt hại khoảng 160 tỉ USD.

"Bằng chứng này cho thấy nếu lãi suất vẫn ở mức cao và giá trị tài sản không phục hồi, tỉ lệ vỡ nợ có thể đạt mức tương đương, thậm chí vượt qua mức đã thấy trong cuộc đại suy thoái 2008", các nhà nghiên cứu nói thêm.

Các chuyên gia cũng cảnh báo về rắc rối đối với lĩnh vực bất động sản thương mại, vì ngành này có khoản nợ khoảng 1.500 tỉ USD sắp đáo hạn trong những năm tới.

Viễn cảnh các ngân hàng thua lỗ đang làm dấy lên lo ngại về một đợt phá sản ngân hàng khác, tương tự vụ phá sản Ngân hàng Silicon Valley và các tổ chức cho vay khác đầu năm 2023.

Trong báo cáo nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ước tính trong trường hợp một nửa số người gửi tiền không có bảo hiểm rút sạch tài khoản có thể khiến 31-67 ngân hàng khu vực nhỏ hơn mất khả năng chi trả và 340 ngân hàng khác có thể mất khả năng thanh toán do thua lỗ vì lãi suất tăng cao.

“Nếu tình trạng khó khăn do khoản cho vay thế chấp đó xuất hiện vào đầu năm 2022 khi lãi suất thấp thì sẽ không có ngân hàng nào phá sản, ngay cả trong kịch bản bi quan nhất. Tuy nhiên, chúng tôi thấy giá trị tài sản của các ngân hàng sẽ giảm mạnh sau đợt thắt chặt tiền tệ này. Năm 2022 đã làm xói mòn đáng kể khả năng chống chọi với các sự kiện tín dụng bất lợi của các ngân hàng", các nhà nghiên cứu cho biết.

Hiện nay các nhà đầu tư đang để mắt tới sự ổn định của hệ thống ngân hàng Mỹ.

Hồi tháng 8, cơ quan xếp hạng Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của 10 ngân hàng lớn và vừa của Mỹ và đưa một nhóm ngân hàng khác vào danh sách xem xét - một phần do rủi ro đối với tài sản ngân hàng cao hơn.

Các ngân hàng Mỹ gặp khó với hàng tỉ USD vỡ nợ bất động sảnCác ngân hàng Mỹ gặp khó với hàng tỉ USD vỡ nợ bất động sản

Trong bối cảnh kinh tế có dấu hiệu suy thoái, một số ngân hàng Mỹ vẫn đạt doanh thu kỷ lục. Tuy nhiên, nhược điểm trên bảng cân đối kế toán của họ chính là các khoản nợ bất động sản khó trả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên