Ăn nhiều hơn 5 thìa đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ sâu răngThuốc không được dùng với rượu biaĂn uống cân bằng giảm nguy cơ sinh non
“Tình hình rõ ràng ngày một tệ. Chúng tôi ước tính khoảng nửa tỉ người bị béo phì và con số vẫn đang tăng. Ngày càng nhiều trẻ bị thừa cân, thậm chí ở những nước thu nhập trung bình, thấp” - giám đốc dinh dưỡng Francesco Branca của WHO giải thích. Trước đó, mức khuyến cáo 10% của WHO khiến giới chuyên gia lo ngại.
Theo dự thảo mới của WHO, một người lớn chỉ nên tiêu thụ lượng đường chiếm 5% trên nhu cầu 2.000 calorie mỗi ngày, tức khoảng 25g đường. Tiêu chuẩn mới dựa trên việc xem xét các bằng chứng về tác động tiêu cực của đường lên sức khỏe, đặc biệt về sức khỏe răng miệng và bệnh béo phì. |
“Thật thảm kịch là mất mười năm WHO mới nghĩ đến việc thay đổi khuyến cáo về đường, điều có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người bị béo phì hoặc tiểu đường loại hai trên toàn cầu” - nhà dinh dưỡng Katharine Jenner nói. Một số khác lo rằng khuyến cáo của WHO chưa đủ sức mạnh mẽ khi mà thực phẩm có đường đang tràn lan trên thị trường.
Nhưng nhiều nước trước đó đã triển khai các biện pháp đối với đường. Tại Mỹ, chính phủ mới đây lên kế hoạch siết chặt quy định về việc công bố thông tin calorie và đường phải rõ ràng trên nhãn thực phẩm trong chiến dịch chống béo phì có sự tham gia của đệ nhất phu nhân Michael Obama. Thống đốc New York Michael Bloomberg cũng từng mạnh tay cấm bán các loại soda và nước uống có đường cỡ lớn để hạn chế béo phì. Tại Nam Phi, chính quyền đang xem xét việc đánh thuế đường, tương tự như với thuốc lá. “Mọi người được tự do ăn những gì họ muốn nhưng cần hiểu rõ những gì họ đang tiêu thụ. Các bằng chứng cho thấy rõ là đường đóng vai trò quan trọng gây béo phì, dẫn đến các bệnh như đái tháo đường hay thậm chí ung thư” - giáo sư Karen Hofman thuộc Đại học Witwatersrand của Nam Phi nói.
Tại Anh, các lãnh đạo y tế cũng đề xuất việc đánh thuế đường để hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này. Dame Sally Davies, một lãnh đạo thuộc Bộ Y tế, cho biết cần phải mạnh tay với các nhà sản xuất thực phẩm và nước uống trước khi đường trở thành một thứ gây nghiện và chuyện béo phì được “bình thường hóa”. Mức thuế được Tổ chức Academy of Medical Royal Colleges đề xuất là 20%. Các nước láng giềng của Anh như Pháp, Đan Mạch, Hungary cũng đã đánh thuế mạnh thức uống có đường hoặc các thực phẩm ăn vặt.
Châu Á có tỉ lệ tiêu thụ đường thấp hơn, nhưng một số nước đã rất nghiêm túc trong việc giảm đường trong ăn uống của người dân như các nước châu Âu đã áp dụng từ lâu trước đó. Singapore, nước có tỉ lệ béo phì ở trẻ em khoảng 11%, đã siết chặt quy định quảng cáo thực phẩm đồ uống “không lành mạnh” chứa nhiều đường hay muối, chất béo cho trẻ em.
Hàng loạt công ty thực phẩm lớn tại Singapore cũng cam kết chỉ quảng cáo cho trẻ dưới 12 tuổi các thực phẩm “đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng dựa trên các bằng chứng khoa học và quy định quốc tế, quốc gia”.
Các nước khác như Malaysia dễ chịu hơn chỉ hạn chế các quảng cáo khiến trẻ em ăn vặt suốt ngày hoặc bỏ bữa chính, trong khi Hàn Quốc khó khăn hơn khi cấm tiệt việc quảng bá các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận