Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trong con mắt nhà toán học và nhà khoa học, bảng đen có sức hấp dẫn kỳ lạ, và những gì được viết trên đó bằng phấn - không nhất thiết phải là phấn trắng - có vẻ đẹp đến tầm nghệ thuật.
Việc viết phấn được ghi nhận từ tận thế kỷ XI trong những lớp giảng dạy của học giả lừng danh người Ba Tư Al-Biruni.
Nhưng đâu là lý do khiến hình thức diễn đạt ý tưởng này vẫn được ưa chuộng đến tận ngày nay, trong khi giấy da và viết lông ngỗng - hình ảnh gắn liền với những nhà bác học thời kỳ khoa học rực rỡ cách đây nhiều thế kỷ - không còn nữa?
Để tìm câu trả lời, cây bút chuyên viết về khoa học Thomas W. Hodgkinson đã đến thăm những nhà khoa học đồng nghiệp đang làm việc tại Viện Khoa học toán học London (LIMS, Anh).
Trong bài viết cho tạp chí Nautilus, Hodgkinson kể ở viện này, trong mỗi phòng nghiên cứu đều có một tấm bảng đen to tướng, kích thước 3,6 x 1,8m. Tấm bảng nào cũng chi chít chữ, câu hỏi, ghi chú, phương trình, công thức hay những nét vẽ nguệch ngoạc...
Theo viện trưởng Thomas Fink, làm nghiên cứu giống như một hành trình tìm đường giải thoát, và tấm bảng đen là công cụ tốt nhất để vượt qua bế tắc.
Mỗi lần lâm vào ngõ cụt, Fink và đồng nghiệp sẽ bước lên bảng, ghi lại bài toán, vừa viết vừa suy nghĩ. Có thể đó chỉ là những dòng tư duy mới chớm, không đầu không đuôi.
Nhưng đã rất nhiều lần, các nhà khoa học tìm được manh mối cho đầu bài hóc búa ngay khi đang cầm phấn viết bảng.
Viên phấn, tấm bảng có sức mạnh lớn đến vậy sao?
Theo Read, hầu hết các nhà khoa học đều thích dùng công cụ nghiên cứu cơ bản nhất là phấn và bảng, dù cho ngày nay có không ít công nghệ kỹ thuật số thuận lợi ghi chép, trình chiếu.
Một số ứng dụng thời 4.0 cho phép nhà khoa học vẽ trên màn hình cảm ứng, có thêm màu sắc, hiệu ứng cực kỳ sinh động. Nhưng các nhà khoa học vẫn thích sự tối giản của tấm bảng đen. Một phần là vì sự gần gũi và cảm giác yên tâm, khỏi phải lo mất tài liệu hay máy móc hư bất chợt.
Phần khác là vì có thể tập trung hơn.
Trong không gian chỉ có bạn và bài toán trên bảng, bạn được phép thử và mắc sai lầm. Viên phấn trắng cho một nhà nghiên cứu được tự do thử mọi hướng tiếp cận, không đúng thì… xóa.
Có lẽ chính vì thế mà giáo sư Yang-Hui He cho rằng khi cầm một viên phấn và nhìn vào bảng đen, ông có cảm giác mình thật sự đang làm toán.
Một đồng nghiệp khác từ LIMS, Forrest Sheldon, nói đôi lúc ông cảm thấy tấm bảng đen như một đường đua tiếp sức. Một nhóm nhà khoa học có thể đứng trước tấm bảng, chuyền tay nhau viên phấn để giải một bài toán, giống hệt các vận động viên trao gậy trong nội dung 4x100m tiếp sức.
Cũng có khi đó là cuộc đua nhiều chặng, nếu hôm nay chưa nghĩ ra thì cứ để bảng đó, ngày mai trở lại. Mỗi ngày suy nghĩ một ít, cho đến một ngày họ tìm ra đáp án và thốt lên "eureka".
Nhiếp ảnh gia Jessica Wynne, cũng là giáo sư tại Viện Công nghệ thời trang ở New York, có niềm đam mê đặc biệt với những tấm bảng của các nhà khoa học, giảng viên đại học.
Cô dành thời gian đi khắp nơi, chụp lại những tấm bảng đen của nhiều chuyên gia toán học trong lúc làm việc.
Có những tấm bảng lúc nào cũng dày đặc các phương trình, con số, những ký hiệu đặc biệt, như của Alex Zhongyi Zhang, nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Columbia (Mỹ);
Số khác lại theo trường phái tối giản, như tấm bảng được Wynne chụp giữa những hàng cây ở viện nghiên cứu khoa học cao cấp Institut des Hautes Études Scientifiques ở ngoại ô Paris: không có gì ngoài một vài chữ cái Latin kèm nhiều mũi tên.
Một số giáo sư tự sáng tạo những nguyên tắc viết bảng chỉ "người trong cuộc" mới hiểu.
Chẳng hạn, tấm bảng của giáo sư Tadashi Tokieda tại Đại học Stanford thường biểu thị hình tròn màu đen bằng một chấm trắng, và quy ước hình tròn màu trắng bằng một chấm không tô màu.
Wynne cũng chụp được nhiều tấm bảng vừa bị xóa nội dung, của một nhà khoa học còn đang vật vã trước một bài toán. "Tôi bị thu hút bởi vẻ đẹp vượt thời gian và hình dáng vật chất của những tấm bảng. [Chúng] còn thể hiện khát vọng của giới khoa học luôn muốn khám phá sự thật và giải quyết các vấn đề hóc búa" - cô nói.
Không chỉ nhà toán học hay vật lý mới mê viết bảng.
Trong bài viết cho trang tin The Harvard Gazette, hai tác giả Manisha Aggarwal-Schifellite và Juan Siliezar đưa người đọc tham quan "một vòng bảng đen" ở đại học danh giá của Mỹ.
Ở lớp logic học nhập môn, các giáo sư như Mark Richard thường mô hình hóa những lý thuyết logic, triết học bằng sơ đồ, hình khối, giúp sinh viên "dễ nuốt" những nội dung nhập môn, dù thực tế những gì viết trên bảng cũng rất thách thức trí não người xem.
Trong giờ văn học, một diễn đàn tranh luận về Nữ hoàng xứ Scotland Mary được giảng viên Vanessa Braganza tóm gọn súc tích trên tấm bảng. Như thể các tiến bộ về trình chiếu chưa hề ghé qua đại học gần 400 tuổi này.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận