Cụ thể, bộ tiêu chí xây dựng văn hóa giao thông đường bộ đã được ban hành từ năm 2013 nhưng nhiều nơi vẫn chưa làm được.
Tiêu chí văn hóa giao thông
Trong đó, các tiêu chí quan trọng nhất để hình thành văn hóa giao thông bao gồm: tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh, tôn trọng giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông, đi đúng làn đường, phần đường quy định.
Tại TP.HCM, tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu do ý thức chấp hành luật chưa cao - Ảnh: THU DUNG
Các tiêu chí "không tham gia đua xe trái phép", "tuân thủ pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông", "tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực an toàn", "có ý thức xây dựng văn hóa môi trường giao thông thân thiện" cũng vô cùng quan trọng.
Việc cấp thiết nhất là rèn luyện cho người dân phải tự giác chấp hành pháp luật giao thông và tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực an toàn.
Thời gian qua, theo thống kê của Ban An toàn giao thông TP.HCM, 90% nguyên nhân tai nạn giao thông trên địa TP là do ý thức kém, không chấp hành luật lệ. Nhiều người cố tình vi phạm luật lệ, vượt đèn đỏ, không đội nón bảo hiểm...
Những trường hợp đó, khi xảy ra tai nạn thì trách ai, kêu ai? Do vậy, TP muốn an toàn giao thông, không kẹt xe, không ùn tắc, văn minh giao thông thì phải có những chương trình vận động, nâng cao ý thức người dân.
Song song với việc nâng cao ý thức tham gia giao thông, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng hoàn thành cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống... đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, kết hợp quy hoạch phát triển mạng lưới xe buýt, xe công cộng đảm bảo tiện ích giao thông cho người dân.
Luôn thượng tôn pháp luật
Như đã nói ở trên, ý thức tham gia giao thông, văn hóa giao thông kém là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM. Những hành vi vi phạm leo lề, lấn làn... vô tình làm xấu xí hình ảnh giao thông.
Lực lượng chức năng xử phạt nghiêm minh sẽ góp phần giảm ùn tắc, tai nạn và nâng cao văn hóa giao thông - Ảnh: THU DUNG
Thế nhưng, hiện lực lượng chức năng vẫn chưa xử nghiêm những vi phạm này, nhiều trường hợp dễ dàng bỏ qua khiến người vi phạm giao thông nhờn luật. Không chỉ vậy, nhiều quy định chồng chéo tạo khe hở cho người vi phạm lách luật.
Các lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông... cần phải tăng cường kiểm tra, xử phạt theo quy định nhà nước, không để xảy ra tình trạng "du di", "xin cho" như trước nay. Tập trung xử phạt những lỗi vi phạm mà người dân thường xem nhẹ nhưng dễ hình thành thói quen xấu như không nhường đường ưu tiên, không tôn trọng vạch dành cho người đi bộ…
Các nhà quản lý cũng cần nghiên cứu cải cách quy định, ban hành các luật lệ mới trong quản lý, xử lý vi phạm giao thông. Cần thiết thì tăng nặng hình thức xử phạt đối với các trường hợp sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe, cố tình chống đối, không hợp tác với lực lượng chức năng... Luật lệ có nghiêm khắc thì văn hóa giao thông mới có thể tiến bộ được.
Ban ATGT các địa phương chủ động xây dựng, đưa chương trình tuyên truyền an toàn giao thông, văn hóa giao thông vào trường lớp để đào tạo.
Sở GTVT TP cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông công cộng. Đồng thời xây dựng hình ảnh những người thực thi nhiệm vụ phải gương mẫu, công chính, liêm minh cho người dân thấy và tất cả phải thượng tôn pháp luật.
TP.HCM đẩy mạnh phát triển văn minh xe buýt
Theo ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị trong năm 2019 là phát triển mạng lưới xe buýt, thu hút người dân tham gia giao thông công cộng.
TP.HCM hướng tới mục tiêu kéo giảm lượng phương tiện cá nhân, phát triển vận tải hành khách công cộng. Điều này góp phần kéo giảm ùn tắc, kẹt xe, xây dựng TP.HCM trở thành TP văn minh, hiện đại hơn nữa.
Sở GTVT TPHCM đặt chỉ tiêu khối lượng vận tải hành khách công cộng đáp ứng từ 11,2% trong năm 2019 và đến năm 2020 đáp ứng từ 15% nhu cầu giao thông đô thị.
Để đạt được điều này, Sở GTVT đề ra một số giải pháp như tiếp tục sắp xếp, đổi mới mô hình quản lý của các hợp tác xã vận tải xe buýt hướng đến mô hình quản lý tập trung, hiệu quả.
Đầu tư đổi mới phương tiện phù hợp với đặc tính đô thị và thân thiện với môi trường nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Xây dựng phương án kết nối giao thông tại các nhà ga metro, dọc tuyến xe buýt nhanh BRT vào các tuyến giao thông hiện hữu sau khi tuyến đường sắt đô thị số 1, số 2 và tuyến BRT được đưa vào khai thác.
Ngay trong năm 2019 sẽ tổ chức thí điểm làn ưu tiên và làn dành riêng cho xe buýt trên các tuyến đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu. Sau đó tổng kết để nhân rộng trên một số tuyến đường khác. Đây là một trong những giải pháp giúp xe buýt có thể đi lại thuận tiện, thu hút người dân sử dụng xe buýt.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để thu hút người dân đi xe buýt chính là tăng cường công tác tác đào tạo nhân viên, tài xế xe buýt luôn hành xử văn minh, tận tình với hành khách. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thường xuyên tổ chức tập huấn văn hóa trên xe buýt, đẩy lùi tệ nạn trộm cắp, móc túi... Trên hệ thống xe buýt sẽ dán các quy định hành khách đi xe buýt tuân thủ nội quy, không xả rác, lớn tiếng làm ảnh hưởng đến môi trường công cộng.
Cùng "Chuyến xe văn minh" xây dựng văn hóa giao thông
Hãy tham gia chương trình "Chuyến xe văn minh" do Tuổi Trẻ phối hợp các sở ngành TP.HCM phát động với sự đồng hành của Grab để cùng nhau nâng cao ý thức cộng đồng và lan tỏa những hành vi đẹp khi tham gia giao thông, giảm thiểu những câu chuyện buồn và những hậu quả không mong muốn như các trường hợp ở trên.
Không những thế, bạn còn có thể chung tay trao tặng nón bảo hiểm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn qua 2 hình thức đơn giản sau:
• Cách 1: Lan tỏa câu chuyện việc tốt
1. Nhấn thích hoặc chia sẻ các bài viết về "Chuyến xe văn minh".
2. Thay đổi khung chương trình "Chuyến xe văn minh" cho ảnh đại diện.
3. Đồng ý tham gia lan tỏa câu chuyện việc tốt.
• Cách 2: Gởi bài viết/hình ảnh/video về câu chuyện văn minh giao thông mà bạn chứng kiến, ý kiến của bạn để xây dựng văn hóa giao thông
1. Truy cập website: http://chuyenxevanminh.tuoitre.vn và gửi bài/hình ảnh/video theo hướng dẫn.
2. Tham gia từ Facebook cá nhân: đăng tải câu chuyện/ảnh chụp /video mà mình chứng kiến và quan sát được lên trang Facebook cá nhân ở chế độ công khai và gắn kèm hashtag #chuyenxevanminh.
3. Gửi đến email của chương trình tại địa chỉ chuyenxevanminh@tuoitre.com.vn
Đặc biệt, khi tham gia chương trình theo cách 2, bạn sẽ có cơ hội được nhận quà tặng hằng tuần có giá trị 1 triệu đồng. Xem thêm thông tin tại http://chuyenxevanminh.tuoitre.vn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận