07/09/2022 22:44 GMT+7

Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… diễn thời trang áo dài mặt nạ tuồng

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Tối 7-9, tại Nhà hát thành phố, các nghệ sĩ Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… cùng nhiều nghệ sĩ đã trình diễn bộ sưu tập Áo dài mặt nạ tuồng sân khấu Việt. Đây là hoạt động trong chương trình Lễ giỗ tổ sân khấu.

Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… diễn thời trang áo dài mặt nạ tuồng - Ảnh 1.

Ca sĩ Vy Oanh trình diễn áo dài mặt nạ tuồng cùng nghệ sĩ hát bội - Ảnh: LINH ĐOAN

Bộ sưu tập áo dài trình diễn tối nay do nhà thiết kế Lưu Việt Hùng thực hiện. Ngoài các nghệ sĩ Quốc Cơ, Vy Oanh, Kim Xuân, Quế Trân, còn có các ca sĩ, diễn viên, người mẫu như Trịnh Kim Chi, Tuyết Thu, Đào Vân Anh, Hòa Hiệp, Bá Thắng, Kim Tuyến, Quốc Đại, MC Hồng Phượng… tham gia biểu diễn.

Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… diễn thời trang áo dài mặt nạ tuồng - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Quế Trân duyên dáng trình diễn áo dài - Ảnh: LINH ĐOAN

Tiết mục biểu diễn thời trang nằm trong chương trình Lễ giỗ tổ sân khấu - Kỷ niệm ngày Sân khấu Việt Nam do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp với Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức.

Ông Trần Thế Thuận - giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - nhấn mạnh: "Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ tổ sân khấu) 12 tháng tám âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà.

Ngày giỗ tổ sân khấu có ý nghĩa thiêng liêng đối với những người làm nghệ thuật".

Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… diễn thời trang áo dài mặt nạ tuồng - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Kim Xuân trình diễn thời trang cùng đàn em - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Trần Ngọc Giàu - chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM - bày tỏ lòng biết ơn với chính quyền, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã lần đầu tiên tổ chức ngày Sân khấu Việt Nam.

Ông chia sẻ thêm Tam vị Thánh tổ của sân khấu qua nhiều huyền tích cùng chung một nguồn gốc xuất thân, đó là ba ông hoàng mê đắm sân khấu từ bỏ cung son, ngôi vị để xem hát, lập gánh hát và qua đời vì mê hát.

"Tam vị Thánh tổ theo huyền tích là thờ khán giả. Sân khấu không tồn tại nếu không có khán giả. Khán giả của chúng tôi là tất cả những người đến xem" - ông Giàu nói.

Ông Giàu kỳ vọng sau này thành phố sẽ có nhà hát cải lương hiện đại, rạp xiếc đa năng, nhà hát kịch, phòng hòa nhạc, nhà hát giao hưởng vũ kịch, nhà hát nghệ thuật hát bội… to, rộng, hiện đại. Người dân thành phố xứng đáng được mời đến những nhà hát mà thế giới đã có từ lâu.

Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… diễn thời trang áo dài mặt nạ tuồng - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí thư Thành ủy TP.HCM và ông Trần Thế Thuận - giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - xuống tận hàng ghế khán giả tặng kỷ niệm chương và quà cho nghệ sĩ Mạc Can vì sức khỏe yếu không thể lên sân khấu được - Ảnh: THANH HIỆP

Trong buổi lễ ban tổ chức cũng đã tri ân, trao kỷ niệm chương và quà cho 78 nghệ sĩ cao niên đã có nhiều đóng góp cho nền sân khấu thành phố và các nghệ sĩ gặp khó khăn trong cuộc sống. Mỗi phần quà gồm quà và tiền mặt trị giá 2 triệu đồng.

Nhiều nghệ sĩ kỳ cựu đã có mặt như nghệ sĩ Hùng Minh, Thanh Nguyệt, Diễm Kiều, Thanh Hải, Hà Quang Văn, Mạc Can, Thanh Thế…

Kim Xuân, Quế Trân, Vy Oanh, Quốc Cơ… diễn thời trang áo dài mặt nạ tuồng - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí thư Thành ủy TP.HCM và ông Trần Thế Thuận - giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - trao tặng kỷ niệm chương và quà cho nghệ sĩ Thanh Thế - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ sân khấu vui mừng gặp gỡ, thăm hỏi nhau trong ngày giỗ tổ Nghệ sĩ sân khấu vui mừng gặp gỡ, thăm hỏi nhau trong ngày giỗ tổ

TTO - Trong ba ngày 11, 12 và 13 tháng tám âm lịch, các nhà hát, sân khấu, nhóm hát… đã tưng bừng tổ chức giỗ tổ sân khấu sau một năm không thể tổ chức vì dịch bệnh.


LINH ĐOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên