Thứ 4, ngày 3 tháng 3 năm 2021
Ít nhất 8 bộ ngành vào cuộc chống gian lận xuất xứ hàng hóa
TTO - Để tránh thiệt hại cho các ngành hàng xuất khẩu, Bộ Công thương vừa trình Chính phủ ban hành một nghị quyết về chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam. Ít nhất 8 bộ, ngành sẽ cùng vào cuộc chống hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt.

Gỗ ép - một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến trong thời gian qua - Ảnh: T.Đ.H
Các bộ, ngành sẽ vào cuộc chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam thời gian tới gồm Công thương, Công an, Tài chính, Khoa học - công nghệ, Kế hoạch – đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng.
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo dõi số liệu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng thuộc danh sách và đang điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để hàng tháng cung cấp thông tin cho các bộ Công thương, Công an, đặc biệt là hàng có có kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường.
Cơ quan hải quan cũng có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, xác định xuất xứ đối với nhóm hàng nhập khẩu, xuất khẩu tăng đột biến, có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa. Cung cấp cho kết quả điều tra, xác minh các mặt hàng, doanh nghiệp có vi phạm, những thủ đoạn gian lận trong quá trình xin cấp chứng nhận xuất xứ cho các bộ Công an, Công thương để cảnh báo.
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI), một trong những tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cũng được yêu cầu tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chuyển tải từ VN đi các nước để thực hiện việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa đúng quy định.
Bộ Công thương cho biết Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), phần lớn hàng hóa xuất xứ Việt Nam được hưởng miễn, giảm thuế nhập khẩu khi xuất khẩu sang các nước có ký kết FTA.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam để được ưu đãi, lợi thế thương mại một cách bất hợp pháp.

Bộ Công thương vừa áp thuế chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm, hợp kim nhập khẩu từ Trung Quốc - Ảnh: T.Đ.H
Bộ Công thương ghi nhận trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã bị khởi kiện 20 vụ liên quan tới hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Các quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn như Mỹ, EU đã bày tỏ nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa Việt nam.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gia tăng, cả hai nước đều bổ sung thuế nhập khẩu từ 10-25% cũng làm gia tăng nguy cơ gian lận xuất xứ hàng hóa. "Một số hàng hóa của Trung Quốc có thể được chuyển qua Việt Nam để mượn xuất xứ, rồi xuất khẩu đi Mỹ và ngược lại", Bộ Công thương nhận định.
Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Mỹ, Canada, Úc đã áp dụng biện pháp gia tăng bảo hộ thương mại, khi giá trị xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như gỗ dán, tôm, nhôm, sản phẩm từ thép…, tăng đột biến.
Thời gian qua, ngay sau khi cơ quan hải quan Đức đề nghị xác minh xuất xứ mặt hàng tôm Việt nam xuất khẩu sang Đức, cơ quan chống gian lận thuộc Uỷ ban Châu Âu (OLAF) và cơ quan hải quan Hàn Quốc (KCS) cũng yêu cầu thành lập đoàn kiểm tra thực tế các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam.
-
TTO - Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, việc chia nhỏ gói thầu khi thực hiện dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã làm mất kiểm soát chất lượng công trình...
-
TTO - Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) sẽ có khoảng 95 đại biểu Quốc hội là ủy viên Trung ương Đảng.
-
TTO - Bản tin 6h sáng nay 3-3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
-
TTO - Bộ trưởng Bộ Giao thông - vận tải vừa có quyết định giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án đường sắt thuộc bộ này lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.
-
TTO - Từ ngày 3-3, hình thức tổ chức hát karaoke, loa kéo di động tại An Giang sẽ bị xem là vi phạm quy định về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận