* Lại không vượt ra khỏi cái “tư duy bằng cấp” nữa rồi. Các vị hết phân biệt tại chức, chính quy rồi đến đòi hỏi bằng giỏi hay không giỏi... Tại Việt Nam, việc xếp loại giỏi hay không giỏi hiện chưa có một tiêu chuẩn chung nào cho các trường, thậm chí các khoa/ngành trong một trường... Cách cho điểm, đánh giá của từng trường, từng bộ môn, từng giáo viên cũng khác nhau. Tốt nghiệp loại giỏi thì sao, có chắc đã giỏi hơn người khác? Thay vì cứ chăm chăm vào bằng cấp, các cơ quan công quyền nên xây dựng và chuẩn hóa các tiêu chí tuyển chọn theo hướng đảm bảo tính khoa học và thiết thực hơn, trong đó phải chú trọng đến yếu tố đạo đức nghề nghiệp và các kỹ năng cần thiết: trình bày, diễn đạt, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, quản lý và kiểm soát công việc... Ai cũng biết một người học giỏi chưa chắc là người có thể làm việc tốt nếu thiếu những kỹ năng căn bản đó.
* Trong lúc hệ đào tạo tại chức ở nước ta đang tình trạng quá yếu kém, lộn xộn như hiện nay, tôi ủng hộ cách làm của Đà Nẵng, dù có tính cực đoan. Nhưng việc chỉ tốt nghiệp ĐH hạng giỏi mới được dự thi tuyển công chức thì tôi không đồng tình. Bệnh sách vở rồi. Thực tế cho thấy nhiều năm qua trường ĐH có không ít sinh viên tốt nghiệp loại giỏi lại xuất thân tại các trường ĐH trực thuộc các tỉnh nghèo nằm ở vùng sâu vùng xa. Các trường này điểm tuyển sinh viên đầu vào thấp, đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng lại cũng không cao. Từ thực tế này, Đà Nẵng cần xem lại cách tuyển công chức của mình.
* Tôi thấy Đà Nẵng đang đi ngược lại xu hướng của xã hội, chỉ dựa vào điểm số bằng cấp liệu có đánh giá đúng khả năng của ứng viên? Một người tốt nghiệp loại giỏi của một trường ít danh tiếng liệu có tốt bằng một người tốt nghiệp loại khá hoặc trung bình khá ở một trường đại học đã khẳng định được thương hiệu? Tôi thấy chỉ dựa vào con chữ ghi trên tấm bằng là thiếu công bằng.
Đà Nẵng có nhiều nguồn nhân lực Ông Đặng Công Ngữ, giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết việc UBND TP Đà Nẵng ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức ngạch chuyên viên với yêu cầu đối tượng dự thi phải tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên là căn cứ vào tình hình thực tế nguồn nhân lực TP Đà Nẵng đang có. Theo ông Ngữ, UBND TP Đà Nẵng đã bỏ kinh phí đưa đi đào tạo (có cam kết) trên 400 người ở các cơ sở đại học quốc tế và trong nước. Ngoài ra, còn có gần 1.000 người là các đối tượng theo diện thu hút nhân tài. “Tất cả đối tượng này đều phải trải qua kỳ thi công chức. Vì vậy, đối tượng sinh viên muốn đăng ký dự thi công chức hiện không công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND TP Đà Nẵng phải có bằng từ loại giỏi trở lên” - ông Ngữ nói. |
___________
Tin bài liên quan:
Người học giỏi hứa hẹn là công chức giỏi?Tốt nghiệp loại giỏi có chắc sẽ là công chức giỏi?Cách làm quyết liệt của Đà Nẵng?Không nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào cơ quan nhà nướcĐà Nẵng: tốt nghiệp loại giỏi mới được thi công chức
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận