Nhiều ý kiến trái chiều đã gửi về Tuổi Trẻ Online. Người cho rằng giải pháp này mang tính đột phá, quyết liệt để tìm được những cá nhân ưu tú, xứng đáng. Song, cũng không ít người lo lắng quyết định này quá chú trọng bằng cấp, sẽ tạo kẽ hở cho những tiêu cực, bỏ sót người có thực lực.
Bạn đọc cũng chỉ ra những yếu tố khiến chính sách này khó khả thi như số lượng sinh viên tốt, giỏi không nhiều và "thiểu số" này thường không có xu hướng làm việc cho các cơ quan nhà nước vì vấn đề thu nhập.
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến và mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ quan điểm.
Tại sao Đà Nẵng phân biệt hệ tại chức?Cách làm quyết liệt của Đà Nẵng?Không nhận sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào cơ quan nhà nước
Phóng to |
Đà Nẵng đã chuẩn bị sẵn một lực lượng cán bộ nguồn được đào tạo bài bản. Trong ảnh: lớp đào tạo cán bộ nguồn của thành phố vừa tốt nghiệp trong năm 2010 - Ảnh: Đ.NAM |
Chưa khả thi
Tôi nghĩ chính sách này không khả thi. Thử hỏi mỗi năm tổng số sinh viên đạt loại giỏi của các trường đại học trên cả nước được bao nhiêu? TP Đà Nẵng liệu có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu (vị trí, ngành nghề) của từng sinh viên hay không?
Chưa kể một lượng lớn SV khi tốt nghiệp loại khá, giỏi vừa mới ra trường liền được các công ty (nhất là công ty nước ngoài) "ẵm" ngay. Ví dụ như trường tôi (ĐH Luật TP.HCM), khi trường tổ chức lễ tốt nghiệp thì đại diện các công ty nước ngoài đến tận giảng đường để tuyển nhân viên.
Tôi rất tâm đắc cách tuyển nhân viên của những nước phát triển. Họ tuyển nhân viên theo năng lực, làm chuyên sâu về một mảng, một lĩnh vực nên đã không bỏ qua người tài. Đó là một kinh nghiệm mà Đà Nẵng khó có thể học hỏi được nếu cứ chạy theo điều kiện này, điều kiện nọ.
Tuyển theo năng lực, đừng theo điểm số
Hoan hô! Đà Nẵng đã dám làm và tôi tin Đà Nẵng sẽ thành công với chính sách này. Cần phải có những người tài thật sự, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn chiến lược dài lâu. Tôi tin với cách tuyển dụng của này, người tài sẽ được trọng dụng, Đà Nẵng sẽ phát triển mạnh mẽ. |
Ai cũng biết rằng năm nay để vào được ĐH Y dược TP.HCM thì tối thiểu phải đạt 25,5 điểm. Trong khi thủ khoa các trường khác thì bao nhiêu điểm? Ai cũng biết là rất khó khăn để đạt điểm số cao khi học ở hệ chính quy, ở trường công lập nổi tiếng.
Một người tốt nghiệp hạng trung bình ở một trường đại học tầm cỡ có phải dốt hơn một người tốt nghiệp thủ khoa ở một trường đại học cấp "tỉnh" không? Ai cũng biết điểm 10 tốt nghiệp sẽ chẳng nuôi nổi bạn suốt đời. Và ai cũng biết điểm 5 tốt nghiệp sẽ không kìm hãm tư duy của bạn.
Nên tuyển người dựa vào năng lực chứ đừng dựa vào loại bằng, điểm số.
Học giỏi chưa chắc làm giỏi
Người tốt nghiệp loại giỏi chưa hẳn có khả năng làm việc tốt. Thêm nữa trong thực tế, nhiều người tốt nghiệp loại giỏi và có năng lực thì không có nhu cầu làm trong các cơ quan nhà nước vì đồng lương thấp.
Chính quyền TP Đà Nẵng nên tham khảo ý kiến các nhà xã hội học và tâm lý học trước khi đưa ra các chính sách tuyển dụng công chức.
Phải biết "nhường chỗ" cho người giỏi
Cách làm của Đà Nẵng khiến tôi khâm phục! Đà Nẵng dám đi tiên phong và đương đầu với những khó khăn, thách thức khi dám đưa ra những quy định mang tính "cách mạng" như thế.
Cơ quan nhà nước ở Đà Nẵng không phải là cái "túi" để chứa những người tốt nghiệp đại học. Muốn làm việc thì phải học giỏi. Học giỏi không đồng nghĩa với làm giỏi nhưng tỉ lệ đó thường rất thấp. Như vậy, việc tuyển chọn công chức như thế là rất an toàn. Nếu học không bằng người khác thì nên "lịch sự" nhường chỗ và cũng nên tự trách mình. Đừng trách Đà Nẵng bỏ sót nhân tài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận