18/12/2022 09:58 GMT+7

Du lịch Việt Nam 'đội sổ': Các nhà quản lý, hoạch định chính sách đâu rồi?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Câu chuyện du lịch Việt Nam 'đi trước, về chót' tiếp tục là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Nhiều ý kiến bức xúc chỉ ra những hạn chế, đồng thời hiến kế để du lịch Việt Nam thoát khỏi cảnh chợ chiều.

Du lịch Việt Nam đội sổ: Các nhà quản lý, hoạch định chính sách đâu rồi? - Ảnh 1.

Du khách săn tour Tết tại Nhà văn hóa Thanh niên - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu các hiến kế, cũng như các góp ý đáng lưu tâm của bạn đọc.

- Ngoài hạn chế về visa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, còn một vấn đề nữa du lịch Việt Nam chậm chân hơn các nước láng giềng đó là visa nghỉ hưu. 

Đơn giản như Campuchia, chính sách visa nghỉ hưu thu hút đông người nước ngoài có nguồn thu nhập ổn định tới sinh sống rất dễ dàng, chỉ cần chứng minh được bạn đã đủ 55 tuổi là được cấp visa và lệ phí rất thấp.

Tôi thiết nghĩ Việt Nam nên xem xét mở rộng chính sách về visa nghỉ hưu để thu hút đối tượng này đến Việt Nam. 

Đây là nhóm đối tượng an toàn, có nguồn thu nhập ổn định, mức chi tiêu ổn định nhằm kích cầu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ cho thuê, thị trường tiêu dùng, thậm chí khám chữa bệnh...

Ý kiến bạn đọc Trâm Anh

- Hãy làm theo các nước khác, khách nào mà có thẻ cư trú của các nước G7 thì sẽ được miễn visa 30 ngày. Khách nào có visa vẫn còn hạn của các nước tiên tiến thì cứ cho họ miễn visa vì các nước tiên tiến đó đã soi họ trước khi cho họ visa rồi!

Còn các khách muốn về hưu ở nước ta nữa, họ có khả năng tài chính thì mình chào đón họ thôi, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Campuchia cũng có các loại visa cho phép đi lại đến 10 năm rồi! 

Phân khúc này sẽ tạo ra rất nhiều công việc và lợi nhuận nên Việt Nam cần sớm có chính sách, không thể chậm hơn nữa.

Ý kiến bạn đọc Lâm Quốc Trung

Mình vừa từ nước ngoài về qua Tân Sơn Nhất đây.

Chất lượng dịch vụ, thái độ nhân viên ở đây thì thôi không biết viết làm sao cho hết vấn đề. Đến cái cơ bản như cái xe đẩy hành lý mà dơ cũ, dán băng keo, thắng không được, không có ai hỗ trợ, toilet quá bẩn, đồ ăn giá trên trời,…

Quá cảnh ở nước ngoài rồi về đến Tân Sơn Nhất giống như vào thế giới khác. Dân trong nước còn vậy, huống gì du khách quốc tế.

Ý kiến bạn đọc Ba Lam

- Chuyện xét cấp visa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam chỉ là một mặt của vấn đề. Còn phải xét lại những chi tiết:

1. Cảnh quan chung, cách sinh hoạt có thật sự đa dạng hấp dẫn du khách hay không, thật sự có bản sắc riêng hay không, khiến họ lưu luyến, khiến họ nhớ để quay lại, để khi về nước họ sẽ kể kỷ niệm đẹp, sẽ rủ người thân qua chơi.

2. Các loại hình dịch vụ phục vụ có thật sự đa dạng, đàng hoàng, tử tế hay chưa? Nếu chưa thật sự hấp dẫn, tôi nghĩ du khách một đi không bao giờ trở lại có khi lại còn thiệt hại về mặt giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam nhiều hơn.

3. Môi trường xã hội, con người - chợ - lối sống - cách ứng xử đã thật sự đàng hoàng, thật sự an toàn cho du khách hay chưa?

Chứ du lịch kiểu đi đâu cũng chỉ thấy building bê tông cốt thép và nhựa đường (mà còn thua bên xứ người), đi đâu cũng chỉ có từng đó dịch vụ, đi đâu cũng được hướng dẫn viên khuyên... cẩn thận coi chừng tư trang, thì du khách nước ngoài 'một đi không trở lại' là lẽ đương nhiên, họ cũng không có gì để khoe, để kể cho bạn bè/người thân nghe thì... hỡi ôi!

Ý kiến bạn đọc Thu

- Cách đây gần chục năm, chính xác là tháng 7-2015, đoàn du khách Việt chúng tôi 60 người có chuyến du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm giá 5,3 triệu đồng/người bao gồm vé máy bay khứ hồi, khách sạn 3 sao, dịch vụ ăn uống, phương tiện đưa đón đi lại, tham quan du lịch…

Mới đây đọc thông tin du lịch Việt Nam mở cửa sớm mà sao du lịch vẫn 'đội sổ' lại càng thất vọng. Không biết các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý hoạch định chính sách có buồn không, chứ tôi thì quá chạnh lòng. Cũng như mình, nhưng hàng xóm người ta làm ăn phát tài còn mình tụt hậu ngày càng xa hơn họ về mọi mặt!

Ý kiến bạn đọc Xiêm

 Với tôi, đây là một chuyến đi quá ấn tượng về đất nước, văn hóa và con người Thái Lan. 

Sản phẩm du lịch của họ rất phong phú, đa dạng, vừa túi tiền, di sản vật thể, phi vật thể của cha ông để lại được con cháu gìn giữ như báu vật, cứ vào bảo tàng, hoàng cung, đền chùa mới thấy cái tâm, cái tầm của họ.

Đi cả ngày không thấy bóng cảnh sát giao thông, trạm thu phí đường bộ, môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, con người thân thiện… 

Đến nay gần chục năm rồi xem ra các nơi như: Hạ Long, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Hà Nội, Sa Pa, Hà Giang, Điện Biên Phủ, rừng Cúc Phương, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Đà Lạt, Trại rắn Đồng Tâm, TP.HCM, các làng nghề truyền thống, chợ nổi Cái Răng… vẫn loay hoay chưa tìm được cách làm ăn. 

Ý kiến bạn đọc Xiêm

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì về vấn đề trên? Theo bạn, ngành du lịch Việt Nam cần những điều kiện gì để thu hút du khách và cải thiện thứ hạng?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Mở cửa sớm mà sao du lịch vẫn Mở cửa sớm mà sao du lịch vẫn 'đội sổ'?

TTO - Chỉ còn ít ngày nữa là khép lại năm 2022. Đến lúc này, có thể khẳng định du lịch Việt Nam không thể cán mục tiêu đón 5 triệu lượt khách như đã đề ra.


TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên