16/08/2020 07:29 GMT+7

Dịch COVID-19 ngày 16-8: Nam Phi bỏ phong tỏa, dân Brazil không buồn tổng thống

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Trong bối cảnh thế giới có hơn 21 triệu ca COVID-19, Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ phong tỏa sau khi tuyên bố 'qua khỏi đỉnh dịch'. Mexico cũng triển khai tìm kiếm gần 200 triệu liều vắc xin để thực hiện tiêm chủng toàn dân.

Dịch COVID-19 ngày 16-8: Nam Phi bỏ phong tỏa, dân Brazil không buồn tổng thống - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế tại Mexico City, Mexico, tưởng niệm các bệnh nhân qua đời vì dịch COVID-19 ngày 15-8 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, hơn 21,29 triệu người đã nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và 760.118 người đã ra đi vì dịch bệnh trên toàn thế giới.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (USDCDC) ngày 15-8 ghi nhận thêm 56.729 ca nhiễm, nâng tổng số ca COVID-19 tại đây lên gần 5,29 triệu. Trong khi đó, số bệnh nhân tại Mỹ tử vong vì dịch bệnh đã tăng 1.229 lên 167.646 người.

Cũng trong ngày 15-8, Bộ Y tế Pháp đã ghi nhận thêm 3.310 ca COVID019. Đây là lượt tăng trong ngày kỷ lục kể từ sau khi quốc gia này áp lệnh phong tỏa tới ngày thứ 4. Tổng số bệnh nhân COVID-19 của Pháp đã lên đến 215.521.

Nam Phi bỏ phong tỏa vì đạt đỉnh dịch

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 15-8 cho biết tất cả các dấu hiệu đều cho thấy quốc gia châu Phi này đã đạt đỉnh dịch COVID-19. Vì thế, ông tuyên bố lập tức xóa bỏ phong tỏa đối với Nam Phi.

Phát biểu trực tiếp trên truyền hình, ông Ramaphosa thông báo chính phủ sẽ kết thúc lệnh cấm bia rượu và thuốc lá, cho phép nhà hàng và quán rượu trở lại hoạt động, xóa bỏ lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh, đồng thời sẽ siết chặt các quy định vệ sinh ngăn dịch.

Ông Ramaphosa cũng tuyên bố việc tốc độ tăng ca nhiễm đã chậm lại và ngày càng nhiều bệnh nhân hồi phục đã "giảm đi gánh nặng lớn đối với hệ thống y tế" của Nam Phi. Tuy nhiên, vị tổng thống cũng lưu ý rằng các ca COVID-19 có thể dễ dàng tăng trở lại nếu người dân không duy trì cảnh giác.

Nam Phi vẫn tiếp tục duy trì giới hạn đối với các chuyến bay quốc tế. Nước này đã có hơn 500.000 ca nhiễm, nhưng tốc độ xuất hiện trường hợp mới đã giảm xuống trong 2 tuần qua.

Dịch COVID-19 ngày 16-8: Nam Phi bỏ phong tỏa, dân Brazil không buồn tổng thống - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Dân Brazil không nghĩ Tổng thống Jair Bolsonaro có lỗi

Gần một nửa số người Brazil tham gia một khảo sát mới cho rằng Tổng thống Jair Bolsonaro "không có trách nhiệm" về việc hơn 100.000 người dân nước này đã qua đời vì đại dịch COVID-19. Brazil hiện là quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 đứng thứ 2 thế giới.

Tờ Folha de Sao Paulo của Brazil đã công bố khảo sát trên của Hãng Datafolh hôm 15-8. Theo đó, 47% người tham gia không cho rằng ông Bolsonaro phải chịu trách nhiệm về số người chết, trong khi chỉ 11% trả lời ngược lại.

Datafolha đã phỏng vấn 2.065 người từ ngày 11 đến 12-8. Khảo sát này có sai số trong khoảng 2 điểm phần trăm.

Ngoài Mỹ, Brazil hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia y tế đã chỉ trích cách phản ứng của ông Bolsonaro trong đợt dịch hiện nay.

Tổng thống Brazil đã kêu gọi người dân phản đối các biện pháp phong tỏa và bị cho là thờ ơ với việc số ca tử vong tăng cao. Trong khi đó, ông Bolsonaro cũng hối thúc việc sử dụng thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine để điều trị COVID-19, trong khi giới chuyên gia vẫn tranh cãi về tính hiệu quả của biện pháp này.

Dịch COVID-19 ngày 16-8: Nam Phi bỏ phong tỏa, dân Brazil không buồn tổng thống - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Mexico cần đến 200 triệu liều vắc xin COVID-19

Thứ trưởng Ngoại giao Mexico Martha Delgado ngày 15-8 thông báo nước này sẽ cần đến 200 triệu liều vắc xin COVID-19.

Bà Delgado cũng cho biết việc tiêm chủng cho 120 triệu người dân Mexico có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 4, nếu tiến trình thử nghiệm và phê duyệt cho công ty dược phẩm AstraZeneca Plc diễn ra như kế hoạch.

Phối hợp cùng Chính phủ Mexico và Argentina, AstraZeneca dự tính ban đầu sẽ sản xuất 150 triệu liều vắc xin vào đầu năm 2021, sau đó sẽ sản xuất ít nhất 400 triệu liều tiếp theo cho toàn bộ khu vực Mỹ Latin.

Hãng dược này là một trong số ứng viên tiềm năng trong cuộc chạy đua phát triển vắc xin COVID-19 trên toàn cầu.

Chính phủ Mexico cũng cho biết đang cân nhắc các lựa chọn khác để có vắc xin sớm hơn cho người dân của mình.

Theo bà Delgado, AstraZeneca sẽ sản xuất khoảng 30-35 triệu liều vắc xin/tháng. Mỗi người cần được tiêm chủng 2 liều để đạt hiệu quả.

"Nếu chúng tôi cần 200 triệu, chúng tôi sẽ phải thực hiện tiêm chủng trong một thời gian dài", bà Delgado nói thêm.

Số ca tử vong vì dịch COVID-19 của Mexico hiện đang là 56.543, cao thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ và Brazil. Trong khi đó, số ca nhiễm tại đây đã là 517.714, tính tới ngày 15-8.

Thợ mỏ Trung Quốc từng mắc COVID-19 từ năm 2012? Thợ mỏ Trung Quốc từng mắc COVID-19 từ năm 2012?

TTO - Theo tờ New York Post, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể bắt nguồn từ các công nhân mỏ ở Trung Quốc từ năm 2012. Bác sĩ Trung Quốc từng điều trị cho các ca này và đã có 3 người chết vào lúc đó.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên