25/05/2020 15:26 GMT+7

Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé

LÊ THỊ THU THANH
LÊ THỊ THU THANH

TTO - Với tôi, Sài Gòn là những chiếc xe máy, tiếng còi xe hay quán phở, quán hủ tiếu ở góc đường. Đặc biệt hơn hết là nét văn hóa uống cà phê của người dân Sài Gòn.

Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé - Ảnh 1.

Uống cà phê vỉa hè ở Sài Gòn - Ảnh: GIA TIẾN

Tôi luôn tự hỏi vì sao người miền Trung, miền Bắc thích cà phê phin nhỏ giọt xuống ly, trong khi người Sài Gòn lại thích cà phê sữa đá. 

Phải chẳng do thời tiết ở Sài Gòn luôn nóng bức, như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết "Anh ở trong này chưa thấy mùa đông", hay là do cuộc sống của thành phố Sài Gòn quá sôi động, hối hả, khiến con người ta gấp gáp hơn, sống nhanh, sống vội, nên họ uống một ly cà phê sữa đá để giải nhiệt mùa hè và vội đi?

Hòa mình trong dòng người vội vã từ muôn nẻo đổ về thành phố ấy, có bao giờ bạn tản bộ trên một con phố Sài Gòn để lắng nghe sôi động của nhịp sống này, tìm một chút riêng tư? 

Cả bạn và tôi hãy cùng sống chậm lại đôi chút để ngắm nhìn và cảm nhận, để thêm yêu Sài Gòn.

Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé - Ảnh 2.

Cà phê đựng trong ly thủy tinh cao, dưới đáy ly là sữa đặc, tiếp đến là cà phê, lớp trên cùng là đá viên nhỏ xíu lúc lắc, dùng thìa khuấy đều loang ra màu nâu sậm - Ảnh: GIA TIẾN

Năm ấy tôi vào Sài Gòn chơi, bạn bè lâu ngày gặp nhau rủ đi uống cà phê. Lần đầu tiên gọi cà phê Sài Gòn, theo thói quen tôi buột miệng gọi "cà phê đá nhé" như thói quen. 

Cô bạn của tôi đính chính "ở đây gọi là cà phê sữa đá". 

"Dạ 2 cà phê sữa đá có liền", giọng chị chủ quán ngọt ngào cất lên.

Cà phê đựng trong ly thủy tinh cao, dưới đáy ly là sữa đặc, tiếp đến là cà phê, lớp trên cùng là đá viên nhỏ xíu lúc lắc, dùng thìa khuấy đều loang ra màu nâu sậm. 

Tôi nâng ly cà phê sữa đá Sài Gòn mát lạnh tỏa mùi thơm sực nức, nhấp một ngụm nhỏ và ngậm lại ở miệng một lúc, cảm nhận vị cà phê thơm ngon, ngấm đến từng tế bào cảm xúc, sảng khoái đến tỉnh người, thật tuyệt vời làm sao. 

Cà phê sữa đá trở thành thứ đồ uống không thể thiếu của người dân Sài Gòn, một thói quen, một nét văn hóa. 

Người dân Sài Gòn đón chào ngày mới bằng ly cà phê sữa đá, bất kể người giàu hay người nghèo, người lao động trí thức hay lao động bằng chân tay, người già hay người trẻ…

Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé - Ảnh 3.

Uống cà phê vỉa hè ở Sài Gòn - Ảnh: GIA TIẾN

Ly cà phê sữa đá len lỏi khắp các quán vỉa hè đường phố, công viên, trong nhà hàng sang trọng, bất kể sáng sớm hay chiều tối, thậm chí là khuya.

Đến đây, câu cửa miệng của mọi người là "cà phê không?". Món đồ uống này kết nối giữa mọi người trong bất kỳ không gian nào. 

Cà phê sữa đá Sài Gòn là loại thức uống đặc biệt, nắm giữ cốt cách của con người Sài Gòn, làm nên bản sắc của thành phố này có lịch sử hơn 300 năm tuổi. 

Vì vậy khi đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá Sài Gòn nhé bạn, như trong lời bài hát:   

"Sài Gòn cà phê sữa đá

vẫn mãi như thế

ai uống hay chưa?...".

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, Hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.

Chủ đề cuộc thi:

Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Quê hương tôi". Thể lệ cuộc thi như sau:

Đối tượng tham gia:

- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống...).

Quy cách bài dự thi:

- Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Thời gian nhận tác phẩm:

- Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.

- Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

- Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.

- Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Cách thức tham gia:

- Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:

+ Gửi qua địa chỉ email antuongvietnam@tuoitre.com.vn

+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết "Quê hương tôi".

- Bạn đọc vào trang web https://dulich.tuoitre.vn/que-huong.htm để xem bài dự thi đã qua sơ loại.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải chung cuộc:

• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.

• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.

• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.

- Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.

- Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.

Quy định chung:

- Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.

- Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.

- Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.

- BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.

- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.

- Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.

- Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.

BAN TỔ CHỨC

Đến Sài Gòn đừng quên uống cà phê sữa đá nhé - Ảnh 5.
Huế là thành phố áo dài, tại sao không? Huế là thành phố áo dài, tại sao không?

TTO - Trong bối cảnh các tỉnh thành đều có thế mạnh về du lịch và đều đầu tư phát triển lĩnh vực này, việc tạo dựng lại một cách nguyên vẹn lối sống xưa ở Huế là rất cần thiết. Có như thế, Huế mới có nét riêng để hấp dẫn du khách thập phương.

LÊ THỊ THU THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên