Liệt kê kỹ năng của bản thân
Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kỹ năng của bạn. Với không gian giới hạn của hồ sơ xin việc, bạn phải cho họ thấy mình biết ngoại ngữ nào, có biết lập trình, thiết kế web, bán hàng, thậm chí là sửa ống nước hay các khả năng khác. Phải để người phỏng vấn bạn đọc được rõ ràng kỹ năng bạn có.
Thông tin liên lạc phải chuyên nghiệp
Đừng sử dụng một địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp vì nó phản ảnh tính nghiêm túc trong công việc của một người, giúp nhà tuyển dụng hoặc đối tác nhận thấy đây là người biết tách bạch giữa công việc và đời tư. Nên có một email dành cho việc riêng và email khác dành cho công việc.
Hình minh họa phải thực tế
Nếu minh họa trong hồ sơ bằng hình ảnh, chi tiết mập mờ, khó hiểu, nhà tuyển dụng dễ nghi ngờ thái độ, độ quyết tâm làm việc của bạn, có tập trung khi làm việc hay thích mơ mộng trăng sao? Lời khuyên là hãy chọn những hình vẽ thể hiện tính thực tế.
Tôi đang tìm việc, chứ không ăn xin
Dù đang đi tìm việc, bạn cũng phải thể hiện sự tự tin và tự tôn của mình. Chớ dại dột viết tôi cần một công việc, bạn phải tuyển tôi.
Thay vào đó, gây ấn tượng bằng năng lực của bạn thông qua lời văn sắc bén, mạnh mẽ và có chọn lọc. Vì không khéo, người đọc hồ sơ nghĩ bạn đang đi ăn xin khi bạn cứ kể lể hoàn cảnh, lấy sự khó khăn hòng làm mủi lòng nhà tuyển dụng chứ không thật sự thuyết phục họ bằng tài năng, kiến thức mình có.
Tìm người tư vấn
Khi bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này, hãy nhớ xin lời khuyên từ người quen có kinh nghiệm. Khá nhiều buổi tư vấn thường chỉ có thể đưa ra lời khuyên chung chung, không ngoại trừ đang lèo lái người học theo những ngành đang "ế" nên đừng lấy đó làm kim chỉ nam khi chọn lựa sự nghiệp cho mình.
Chưa kể, cần tìm thông tin về ngành muốn theo học, thậm chí cả mặt trái của ngành ấy trước khi quyết định có theo học hay không. Bởi không phải nhà tư vấn giáo dục nào cũng nói cho biết đầy đủ thực tế về mỗi ngành nghề.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận