Thứ 7, ngày 28 tháng 5 năm 2022
Đề nghị có website song ngữ về quy định y tế, thủ tục xuất nhập cảnh của Việt Nam
TTO - Bộ Giao thông vận tải kiến nghị như vậy trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ do các quy định trên là những vấn đề nổi cộm mà người nước ngoài, tổ chức nước ngoài quan tâm nhất trong thời gian qua.

Hành khách đến Việt Nam từ chuyến bay giữa Phnom Penh - TP.HCM ngày 1-1 - Ảnh: VNA
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay Việt Nam đã khai thác đường bay quốc tế thường lệ chở khách trở lại với Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Campuchia, Đài Loan.
Bên cạnh đó có Hàn Quốc đang thống nhất với Việt Nam số lượng chuyến bay phù hợp khi nước này đang hạn chế chuyến bay đến để phòng dịch, trong khi Thái Lan đề nghị trao đổi làm rõ thêm các quy định. Còn cơ quan hàng không Lào và Trung Quốc chưa trả lời về kế hoạch nối lại các chuyến bay.
Về khai thác thực tế, từ ngày 1 đến 7-1, các hãng Việt Nam đã thực hiện 3 chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam gồm: 2 chuyến bay của Vietnam Airlines chặng Phnom Penh -TP.HCM ngày 1-1 (121 hành khách), Tokyo - Hà Nội ngày 5-1 (47 khách) và 1 chuyến của Vietjet Air chặng Tokyo - Hà Nội ngày 1-1 (145 khách).
Bộ Giao thông vận tải nhận được nhiều ý kiến của các hãng hàng không trong nước, nước ngoài về việc tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ cũng như các chuyến bay quốc tế theo hình thức khác, tập trung vào một số vấn đề chính như:
Kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế xem xét bỏ quy định về việc xét nghiệm nhanh COVID-19 trước và sau khi lên máy bay do hành khách đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR đang còn hiệu lực; một số sân bay nước ngoài không bố trí dịch vụ này, có sân bay bố trí thì chi phí khoảng 270 USD/lần như ở Nhật Bản, tốn kém cho khách.
Hiện nay, hành khách đến Việt Nam phải khai báo nhập cảnh trên ứng dụng IGOVN, khai báo theo dõi y tế trên ứng dụng PC-COVID và cả khai báo theo yêu cầu của địa phương (như việc TP.HCM yêu cầu khai báo trên website: www.antoancovid.tphcm.gov.vn) gây khó khăn cho hành khách.
Nhiều nước chưa đưa Việt Nam vào diện tự do đi lại không phải cách ly với người đã tiêm đủ liều vắc xin và có xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR. Vietjet đề nghị Bộ Ngoại giao thúc đẩy trao đổi thống nhất với các nước để người Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nêu trên không bị yêu cầu cách ly khi đến Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trên cơ sở ý kiến của các hãng hàng không và thực tế khai thác, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng xem xét:
Cho phép áp dụng thống nhất quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trước chuyến bay theo thông lệ quốc tế (không phải thực hiện xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống máy bay).
Nếu vẫn cần duy trì xét nghiệm nhanh thì chỉ xét nghiệm 1 lần đối với hành khách và phi hành đoàn sau khi hạ cánh và giao Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể.
Giao Bộ Công an ban hành và phổ biến ngay hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài, trong đó xem xét trường hợp người mang quốc tịch nước ngoài là thân nhân (bố, mẹ, vợ, chồng, con) của người Việt Nam nhập cảnh dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao nghiên cứu xây dựng 1 website bằng tiếng Anh và tiếng Việt để người nước ngoài, các hãng hàng không nước ngoài, tổ chức nước ngoài có thể tra cứu.
Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thống nhất và công bố phần mềm khai báo nhập cảnh và y tế áp dụng chung đối với hành khách đi lại bằng máy bay để tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách cũng như công tác theo dõi y tế, giám sát, truy vết người nhập cảnh…
-
TTO - Một trong những lý do để giải thích cho giá sách giáo khoa mới cao gấp 2 - 3 lần so với sách của chương trình cũ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã cho rằng sách mới có "khổ to, giấy đẹp".
-
TTO - Xu hướng gọi đồ ăn trực tuyến nở rộ trong giai đoạn dịch COVID-19 đang tạo ra một hệ lụy lớn, đó là gia tăng chóng mặt lượng rác thải nhựa. Việc này có thể tạo ra sự tiện lợi trước mắt nhưng lại bỏ qua những nguy cơ lâu dài.
-
TTO - Kết thúc phiên giao dịch 27-5, giá dầu đạt mức cao nhất trong gần hai tháng tạo áp lực tăng giá xăng dầu trong nước; Nhiều phụ huynh tranh thủ mua quà tặng 1-6 cho con; Vải thiều bán đắt hàng trên các sàn thương mại điện tử... là tin nổi bật.
-
TTO - Khoảng 800 - 1.000 VĐV được xét nghiệm doping (chất cấm) tại SEA Games 31. Các mẫu thử này được bảo quản khắt khe, có người trực tiếp mang từ Hà Nội đến phòng thí nghiệm tại Bangkok (Thái Lan) kiểm tra trước khi công bố kết quả.
-
TTO - Kế sách của Tôn Tẫn cách đây hơn 2.300 năm đang được hậu thế của ông áp dụng lại, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đại đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp cả trong lẫn ngoài nước.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận