Để đứng vững trước mọi lời chất vấn về hàng gian, hàng giả

Trong gần nửa tháng qua, đợt cao điểm chống hàng gian, hàng giả đã phơi bày không ít vụ việc trên cả nước.

hàng giả - Ảnh 1.

Đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị cơ quan chức năng triệt phá khiến nhiều người bức xúc - Ảnh: TTO

Hầu như ngày nào cũng có vụ việc được đưa ra ánh sáng. Sốc, đau, bất ngờ, đủ loại tâm trạng nhưng câu hỏi mà mọi người muốn sớm được biết, khi nào, bao giờ hàng giả, độc hại mới không còn là vấn nạn!?

Nhớ lại ngày 19-5 vừa qua, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn chất vấn: Có tình trạng hàng giả, hàng gian hoành hành như thế này chỉ có thể nghĩ về việc cán bộ đã hết sức chiến đấu hoặc đã bị mua chuộc.

Mọi người đều nghĩ, đó chính là nút thắt của vấn đề hàng gian, giả, độc. Lời của Thủ tướng không dừng ở việc chất vấn bộ máy mà nó chạm đến nỗi lo âm ỉ trong xã hội. Bởi khi kinh tế - xã hội phát triển hơn, người dân có thêm điều kiện để "ăn ngon, mặc đẹp" thì "ngon" phải đi đôi với an toàn, "đẹp" phải xứng đáng với giá trị họ bỏ ra. 

Nhưng tiếc là trong nhiều trường hợp, họ chưa chạm được vào nguyên tắc cơ bản ấy. Và điều người dân muốn thấy là các ngành, cán bộ liên quan vẫn còn nguyên sức chiến đấu và chưa có sức mạnh nào mua chuộc được trách nhiệm, sự liêm chính, tận tụy với công việc được Nhà nước và nhân dân giao phó.

Nhìn lại để đo lường sự bức xúc, sốt ruột của người dân. Trong số hàng giả, hàng độc hại nhan nhản, đáng lên án nhất là hàng nhắm vào trẻ. 

Đó là sữa "bẩn", đồ chơi độc hại, quần áo kém chất lượng, thực phẩm không an toàn - những sản phẩm trục lợi trên sức khỏe trẻ em không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn là biểu hiện bất lương trần trụi nhất.

Chống hàng giả hôm nay không chỉ để bảo vệ túi tiền người tiêu dùng, mà là gìn giữ sự lành mạnh, khỏe mạnh cho tương lai. 

Với trẻ em, nếu phải sống giữa vòng vây hàng gian hàng giả, độc hại thì không chỉ sức khỏe bị đe dọa mà niềm tin vào khả năng bảo vệ công dân của Nhà nước cũng bị ảnh hưởng. 

Hậu quả từ đó khiến chúng ta khó có được niềm tin vào quốc gia nào mạnh lên nếu tương lai có một thế hệ như thế.

Vì thế, phải thẳng thắn nói rằng nếu hàng giả, độc hại vẫn ngang nhiên tồn tại, đó là thước đo hiệu quả quản lý. 

Nếu sản phẩm vi phạm vẫn len lỏi từ chợ truyền thống đến sàn thương mại điện tử thì rõ ràng có lỗ hổng trong kiểm tra, xử lý và phối hợp. 

Vấn đề không mới, nhưng chưa bao giờ có thể chấp nhận là "bình thường". Gian thương tồn tại không phải chỉ vì chúng tinh vi, xảo quyệt mà vì có những mắt xích quản lý buông lỏng, thậm chí bị chi phối bởi lợi ích.

Thế nên lời chất vấn "đã hết sức chiến đấu hay đã bị mua chuộc" không chỉ là lời nhắc nhở, cảnh báo mà là lời thúc giục, đặt trách nhiệm với những cơ quan, cán bộ đang nắm công cụ, quyền lực có thể thay đổi tình hình. Quá trình thay đổi đó phải có một sự nỗ lực liên tục, mạnh mẽ, đồng bộ - để tạo ra một thị trường lành mạnh.

Chỉ khi hàng giả, hàng độc hại không còn chỗ đứng trên thị trường thì các cơ quan, cán bộ liên quan đã có thể có hai câu trả lời nhưng cùng một nội dung cho Thủ tướng và cho người dân về trách nhiệm công vụ của họ. Đó cũng là lúc niềm tin được phục hồi, đứng vững trước mọi lời chất vấn.

Để đứng vững trước mọi lời chất vấn - Ảnh 1.Chống buôn lậu, hàng giả 27-5: Gần 10 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thông tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong những ngày qua các đơn vị nghiệp vụ và lực lượng quản lý thị trường các địa phương đã kiểm tra, phát hiện gần 10 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên