Phóng to |
Đạo diễn Phillip Noyce trò chuyện cùng phóng viên Tuổi Trẻ tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM chiều 24-10 Ảnh: Gia Tiến |
* Cảm nhận chung của ông về nền điện ảnh VN?
- Tôi không phải là một chuyên gia bởi tôi chỉ xem một số bộ phim VN khi ở đây. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ nhất so với cách đây tám năm, khi tôi đến VN làm The quiet American (Người Mỹ trầm lặng) là các thành phố VN đã có rất nhiều rạp chiếu phim lớn. Trước đây, rạp chiếu phim rất ít và thu nhập của người dân cũng thấp, ít có cơ hội đến rạp xem phim. Nhưng ngày nay, người dân VN sẵn sàng bỏ tiền mua vé xem phim và đó là một tiến triển tốt.
Liên hoan phim quốc tế VN có sự hội tụ của rất nhiều chuyên gia điện ảnh quốc tế. Chất lượng các bộ phim trình chiếu tại liên hoan phim cũng rất tốt.
Tôi tin rằng các phim dự liên hoan phim lần sau sẽ còn ấn tượng hơn, một khi liên hoan phim gây được tiếng vang, và khi doanh thu ngành điện ảnh VN tăng cao sẽ càng nhiều người muốn gửi phim đến dự liên hoan phim VN và phát hành phim tại VN - một thị trường mới nổi đang ngày càng mở rộng.
* Nhiều bộ phim VN đã tranh tài ở các liên hoan phim quốc tế nhưng đều ra về trắng tay. Theo ông, ngành điện ảnh VN cần làm gì để được công nhận trên trường quốc tế và thu hút khán giả nước ngoài?
* Một số bộ phim VN giống đến kỳ lạ nội dung của nhiều bộ phim Hollywood. Các đạo diễn VN nói rằng họ bị ảnh hưởng bởi Hollywood hoặc đó chỉ là sự tình cờ. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này? - Ý anh nhắc đến Giao lộ định mệnh? Tôi chưa xem phim này nên không thể nói gì nhiều. Nhưng Hollywood cũng đã làm lại phim của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bạn nhất định phải mua bản quyền làm phim. |
- Giải pháp tốt nhất chính là có thêm nhiều rạp chiếu phim ở VN. Ðó là những trường học điện ảnh tốt nhất đối với các nhà làm phim VN. VN đã chuyển sang nền kinh tế thị trường từ lâu, tuy nhiên nền kinh tế thị trường điện ảnh thì phát triển chậm hơn. Nhưng hiện nay, VN đã có rất nhiều rạp chiếu phim đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, các nhà làm phim sẽ học hỏi được rất nhiều khi phim của họ được trình chiếu tại rạp và họ có cơ hội tương tác với khán giả. Ðó là phương thức thành công của tất cả các nền điện ảnh lớn trên thế giới.
Ðó là cuộc khiêu vũ giữa các đạo diễn, diễn viên, biên kịch... với khán giả. Nhưng để cuộc khiêu vũ diễn ra thành công, khán giả phải sẵn sàng trả tiền vé đến rạp xem phim.
Nếu khán giả cảm thấy số tiền của mình bỏ ra một cách xứng đáng, họ sẽ tiếp tục đến rạp. Và sớm muộn mọi người sẽ khiêu vũ cùng nhau. Do đó, tôi tin rằng các nhà làm phim VN sẽ sớm trưởng thành.
* Ông đánh giá thế nào về khán giả VN?
- Họ cũng giống như khán giả hâm mộ điện ảnh ở bất cứ đâu trên toàn thế giới. Họ muốn được giải trí và muốn số tiền mình bỏ ra mua vé được tiêu một cách xứng đáng. Họ sẵn sàng đưa cả gia đình, bạn bè đến rạp chiếu phim nếu có phim hay. Khi Cánh đồng bất tận được trình chiếu tại Hà Nội, tôi nhận thấy rất nhiều người sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra để mua vé. Một phụ nữ tôi gặp thậm chí bỏ ra 300.000 đồng để mua một chiếc vé chợ đen.
* Ông từng làm rất nhiều bộ phim lớn. Phim nào là tác phẩm ưa thích nhất của ông?
- Bộ phim tôi yêu thích nhất không phải là một phim lớn, mà là một phim nhỏ tên Rabbit-proof fence (Hàng rào ngăn thỏ) tôi làm ở Úc, nói về ba cô gái nhỏ da màu Úc bị tách khỏi gia đình, đã vượt qua quãng đường 2.400km để về nhà. Trước khi làm phim, nhiều người nói với tôi rằng tôi sẽ không thể kiếm nhà tài trợ làm phim, không thu hút được khán giả và không bán được phim ra nước ngoài. Nhưng tôi đã chứng minh rằng họ sai.
* Từng làm nhiều phim hành động nhưng cũng đạt thành công với thể loại tâm lý, ông thích làm loại phim nào hơn?
- Ở Hollywood, bạn dễ làm phim hành động hơn, ví dụ như Salt, bởi đó là thể loại phim dễ kiếm tiền. Tuy nhiên, tôi không e ngại chuyện đó bởi tôi cũng thích phim hành động. Trên thực tế, tôi chuyển từ làm phim lớn sang phim nhỏ, hành động sang tâm lý, tình cảm... Ðối với tôi, tất cả đều giống nhau. Ðơn giản vì tôi thích rất nhiều thể loại phim. Gần đây tôi rất thích phim hoạt hình, ví dụ như How to train your dragon.
* Ông cân bằng giữa cái tôi của bản thân, khẩu vị của khán giả và mong muốn của các nhà sản xuất như thế nào khi làm một bộ phim?
- Thực tế là không hề có sự xung đột. Bởi tôi là người phục vụ khán giả. Tôi cho rằng điện ảnh tồn tại là vì khán giả. Tôi chỉ là một chuyên gia giải trí kiểu cổ điển, giống như một diễn viên xiếc của một gánh xiếc rong xa xưa. Khi tôi còn nhỏ, có hai gánh xiếc thường đến thị trấn quê tôi biểu diễn. Một đến bằng đường bộ và một đến bằng tàu hỏa.
Ðoàn đến bằng tàu hỏa đã sống trên con tàu đó. Cứ mỗi khi họ đến biểu diễn là tôi lại đến ngắm đoàn tàu và thầm nghĩ rằng mình muốn lên đoàn tàu đó. Quả thật tôi cũng đã lên đoàn tàu của riêng mình và vẫn đang du hành cùng nó đến nhiều nơi, tổ chức nhiều sô diễn rồi lại ra đi. Cách duy nhất để tôi tồn tại là giúp khán giả giải trí. Ðó là lý do để tôi làm công việc này. Nếu khán giả hạnh phúc thì tôi cũng hạnh phúc.
Tin bài liên quan:
Cuộc hành trình để “luôn ở bên con”Không cần tiền, chỉ cần cơ chếĐiện ảnh Việt Nam đoạt 2 giải tại VNIFFBước chuyển cho điện ảnh ViệtCoi trọng điện ảnh của chính mình
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận