13/10/2010 18:33 GMT+7

Êkíp "Cánh đồng bất tận" trả lời báo chí Hàn Quốc

NGA LINH - NI YONG JIE (theo Cine21)
NGA LINH - NI YONG JIE (theo Cine21)

TTO - Hình ảnh Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà sánh vai cùng Dustin Nguyễn xuất hiện trên bìa Cine21, một tờ tạp chí điện ảnh uy tín của Hàn Quốc.

Vào ngày hoạt động thứ năm của LHP Busan (11-10), Cine21 đăng tải buổi phỏng vấn kèm giới thiệu 3 diễn viên chính của Cánh đồng bất tận. Báo giới Hàn Quốc đặc biệt dành sự quan tâm đến Đỗ Hải Yến, và gọi cô là “vị khách quen” của LHP Busan. 5 bộ phim trước đó có sự tham gia của Đỗ Hải Yến: Mùa hè chiều thẳng đứng (2000), Vũ khúc con cò (2001), Người Mỹ trầm Lặng (2002), Chuyện của Pao (2006), Chơi vơi (2009) đều từng có mặt ở LHP này. Bản thân Đỗ Hải Yến hai lần tham dự LHP Busan (2006 và 2009).

Cánh đồng bất tận “lấy nước mắt” BusanCánh đồng bất tận ra mắt tại LHP BusanCánh đồng bất tận chính thức công chiếu tại Hàn Quốc

T3Tefp7K.jpgPhóng to
Hậu trường thực hiện bìa tạp chí điện ảnh Cine21 (ảnh: đoàn phim cung cấp)

Cuốn tiểu thuyết Cánh đồng bất tận cũng không còn xa lạ gì với người Hàn Quốc, năm 2007, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã thân chinh tới Seoul để quảng bá cho cuốn sách của mình qua bản dịch của Ha Jae-hong (NXB Asia Publishers).

Sau buổi công chiếu bộ phim, Cine21 nhận xét Cánh đồng bất tận khiến “Cảm xúc căng thẳng liên tục” và nhận định Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà là “hai nữ diễn viên ấn tượng của điện ảnh Việt Nam”.

Chúng tôi trích dịch cuộc phỏng vấn đăng tải tại http://piff.cine21.com/2010/article_view.php?article_id=62932&mm=006010001

1rnctsmu.jpgPhóng to
Êkíp phim Cánh đồng bất tận xuất hiện trên Cine21 - Ảnh: Cine21

* Đây có phải là lần hợp tác đầu tiên của ba anh chị?

- Dustin Nguyễn: Là lần đầu tiên.

* Khác với Dustin Nguyễn và Hải Yến có đất diễn liền mạch, vào vai một người vợ bỏ đi, chỉ tồn tại trong ký ức người thân, khá ít cơ hội diễn xuất, lý do gì khiến chị nhận lời tham gia bộ phim này?

- Tăng Thanh Hà: Trước khi nhận kịch bản tôi đã đọc Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó cũng là khoảng thời gian tôi gặp khúc mắc với bố mẹ. Đọc xong cuốn tiểu thuyết, tôi thấy mình còn những điều không phải với họ. Một bộ phim ý nghĩa như thế, chỉ cần đóng một vai rất nhỏ, tôi cũng cảm thấy vinh dự.

JTLeiywg.jpgPhóng to
3 diễn viễn chính bộ phim xuất hiện trên bìa tạp chí - Ảnh: đoàn phim cung cấp

* Ngay đầu bộ phim, chị đã phải diễn cảnh bị đánh ghen khi đang bán thân. Một trường đoạn chân thực, gây xúc động mạnh.

- Đỗ Thị Hải Yến: Những người đứng xem xuất hiện trong cảnh đó đều không phải là diễn viên. Họ là người dân bản địa nơi chúng tôi thực hiện cảnh quay. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đòi hỏi cảnh đó phải thật trung thực nên ngay cả những cú đánh cô gái điếm cũng là thật. Đánh thật và quay rất nhiều đúp, đau đến mức có lúc tôi đã “hận” đạo diễn (cười).

XkyMAip0.jpgPhóng to
Đỗ Hải Yến và đạo diễn Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc) tại LHP Busan 2010. (ảnh: đoàn phim cung cấp)

* Người cha trong phim mang lại cảm giác bất an cho người xem.

- Dustin Nguyễn: Đó là một người cha rất khô khan, thiếu thân thiện bởi hận thù người vợ bội phản, bởi không muốn mình bị tổn thương lần nữa. Ít biểu lộ cảm xúc chẳng phải cũng là một nét tính cách của những người cha Đông Nam Á?

* Bộ phim thực hiện hầu hết trên bối cảnh sông nước, các anh chị đã gặp những trở ngại gì?

- Dustin: Với tôi đây là vai diễn khó khăn nhất từ trước đến nay. Sông Mekong nổi tiếng nhiều muỗi, tôi còn nhớ trong nguyên tác văn học của bộ phim cũng đã tả, đó là loài sinh vật biết bay quyền lực nhất…

- Đỗ Thị Hải Yến: Không chỉ là muỗi, nước sông Mê Kông có thể làm da dẻ nổi mề đay. Những ngày trầm mình trong nước quả thật vất vả. Khi phim đóng máy, trở về thành phố, không ai nhận ra tôi nữa. Quá nhập vai, tự tâm mình cũng mệt mỏi. Kết thúc một ngày làm việc, trở về nơi nghỉ trọ tôi đều khóc.

NGA LINH - NI YONG JIE (theo Cine21)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên