Không cần tiền, chỉ cần cơ chế
Phóng to |
Bế mạc Liên hoan phim quốc tế VN lần thứ 1: Điện ảnh Singapore thắng lớn
Tối 21-10, lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Mỹ Ðình, Hà Nội). Ðêm bế mạc liên hoan phim quy tụ khoảng 2.000 khách mời trong nước và quốc tế, gồm các ngôi sao điện ảnh, các nhà làm phim quốc tế và Việt Nam. Có tất cả 10 phim truyện nhựa của tám quốc gia và vùng lãnh thổ, 12 phim ngắn, phim tài liệu đã tham gia tranh giải tại liên hoan phim lần này. Một số giải thưởng của Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ 1-2010: 1. Phim truyện hay nhất: Lâu đài cát của đạo diễn Boo Junfeng (Singapore). 2. Ðạo diễn xuất sắc nhất: đạo diễn Boo Junfeng (Singapore). 3. Nam diễn viên xuất sắc nhất: A Niu (Malaysia). 4. Nữ diễn viên xuất sắc nhất: Fiona Sit (Hong Kong), Nhật Kim Anh (VN). 5. Giải phim tài liệu hay nhất: Luôn ở bên con (đạo diễn Nguyễn Thị Kim Hải - VN). 6. Giải thưởng NETPAC (Mạng lưới quảng bá điện ảnh châu Á): Lâu đài cát (Singapore). 7. Giải thưởng hỗ trợ hậu kỳ - Technicolor châu Á: kịch bản Hot boy nổi loạn (Lương Mạnh Hải - Vũ Ngọc Ðãng). |
Ông Kim Ji Seok - giám đốc chương trình LHP quốc tế Busan (PIFF) - không chỉ có mặt tại VNIFF những ngày vừa qua mà đã tới VN từ tháng 6-2010 để tham gia nhiều buổi họp quan trọng với Công ty BHD và Cục Điện ảnh VN về công tác chuẩn bị cho VNIFF. Ngày kết thúc LHP, ông trao đổi với Tuổi Trẻ về con đường hội nhập quốc tế của điện ảnh Việt qua sự kiện VNIFF.
Ông nói: “Đầu tiên, tôi phải khẳng định những sai sót xảy ra không phải là vấn đề lớn. Ở Cannes, Venice... bất kỳ LHP nào cũng đều bắt đầu từ những khó khăn. Đừng lo lắng nếu lần đầu gian nan. Điều đầu tiên hãy nghĩ đến việc từng bước cải thiện VNIFF.
Trong 10 năm qua, BHD đã tích lũy kinh nghiệm, trở thành chuyên gia xuất khẩu phim VN. Tại VNIFF, Cục Điện ảnh đã hỗ trợ hết mức có thể. Điều băn khoăn lớn nhất của tôi là hoạt động của các bạn đã thu hút sự chú ý của các cơ quan trung ương, địa phương chưa? Tôi rất tò mò muốn biết Bộ VH-TT&DL VN đánh giá thế nào về hoạt động này và sẽ giúp gì cho các bạn.
Năm 1996, lần đầu tiên chúng tôi tổ chức PIFF. Chúng tôi may mắn có vị chủ tịch Kim Dong Ho, người đã mất 15 năm gây dựng PIFF trở thành LHP quốc tế lớn nhất châu Á. Trước đó ông ấy là chủ tịch KOFIC (Hiệp hội Điện ảnh Hàn Quốc). Một tay ông cùng với những hệ thống, những mối quan hệ từ trước đó đã “bảo hộ” PIFF khỏi mọi sự can thiệp từ chính phủ.
Ông ấy đã thuyết phục các lãnh đạo cấp cao rằng LHP quốc tế không phải là sự kiện làm ra tiền, trước hết nó là một sự kiện văn hóa, quảng bá điện ảnh và du lịch trong nước. Khi đó, cơ quan trung ương, địa phương đã hỗ trợ đắc lực về tài chính. Ban tổ chức PIFF hoạt động độc lập về nội dung”.
* Theo quan sát của ông, thành công lớn nhất mà VNIFF đã làm được?
- Bản thân tôi mất tám năm tham gia các LHP để tích lũy công việc trước khi PIFF đầu tiên được tổ chức. Nghĩa là trong thời gian đó chúng tôi phải tạo các mối quan hệ toàn cầu, “ngắm” các vị khách quan trọng và tiềm năng. Thực tế có những LHP không thể mời được những vị khách quốc tế danh tiếng.
Ngay người bạn láng giềng của VN là Campuchia cũng đang rục rịch chuẩn bị một LHP quốc tế. Các bạn có những mối quan hệ mạnh, đã mời được những vị khách danh dự rất quan trọng: giám đốc LHP quốc tế Venice Marco Mueller, phó tổng thư ký LHP Cannes Christian Jeune.
* Ở những hoạt động nào đáng lẽ VNIFF có thể làm tốt hơn?
- Một LHP quốc tế có hai vai trò chủ đạo: trình chiếu những tác phẩm nội địa cho khách quốc tế (những người có thể sẽ mua phim), đồng thời tạo một không gian điện ảnh cho khán giả được no say hưởng thụ môn nghệ thuật thứ bảy này.
Thế nhưng còn một điều không kém phần quan trọng: vinh danh những đạo diễn hàng đầu và những bộ phim kinh điển gắn liền với tên tuổi họ, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của một nền điện ảnh.
Tại VNIFF, các bạn đã tổ chức triển lãm ảnh thành tựu của đạo diễn Hồng Sến và in một cuốn sách song ngữ về ông. Bạn muốn tôi đi xem Cánh đồng hoang phải không? Nhưng tôi phải làm gì để được xem những bộ phim khác của ông ấy? Có phải do công tác lưu trữ, các bạn chỉ trình chiếu một bộ phim để vinh danh ông? Sau sự kiện này, tôi nghĩ các bạn có thể nghĩ tới việc bảo quản, phục hồi các bản phim quý hiếm.
* Theo ông, sự kiện này có tác động thế nào đến nền điện ảnh VN?
- Sự kiện này sẽ có tác động không nhỏ đến những nhà làm phim nội đang nung nấu làm phim. Điện ảnh cũng là một nền công nghiệp, các nhà làm phim cũng cần phải bán được phim của mình hoặc tìm các quỹ tài trợ cho các dự án phim của họ. Rồi dần dần họ trở thành những người có kinh nghiệm dự LHP quốc tế, nơi cơ hội luôn mở toang, thông tin luôn đầy ắp.
Khi điện ảnh trong nước của các bạn thật sự mạnh, VNIFF nhiều kinh nghiệm hơn, các bạn có thể nghĩ đến những hoạt động khác của LHP như chợ phim, cũng như thành lập những công ty chuyên mua bán phim. Nếu làm tốt, VNIFF có thể là bước chuyển cho nền điện ảnh của các bạn.
* Bà Ngô Thị Bích Hạnh (giám đốc chương trình LHP quốc tế VN, tổng giám đốc Công ty Vietnam Media (BHD) - đơn vị phối hợp với Cục Điện ảnh VN tổ chức VNIFF): Quan trọng vẫn là chất lượng phim VN Tôi tin rằng dấu ấn của VNIFF trước hết phải được khai thác từ nền văn hóa, bản sắc dân tộc mình. Cái tên Hà Nội cũng bắt đầu xuất hiện trên báo chí quốc tế với thứ tự thế này: LHP quốc tế Busan - PIFF (7 đến 15-8), VNIFF tại Hà Nội (17 đến 21-10), LHP quốc tế Tokyo (23 đến 31-10). Cộng đồng điện ảnh thế giới đánh giá đây là chuỗi ba sự kiện điện ảnh rất thú vị tại châu Á, mang tính chất “cộng hưởng” hơn là “cạnh tranh”, cùng chia sẻ một tiêu chí: tôn vinh điện ảnh châu Á. Có nhiều nhà làm phim đặt lịch AsianTour để đi trọn ba vệt địa điểm thú vị này, để cảm nhận cả ba nền văn hóa, điện ảnh. Khi một nền điện ảnh có sự quan tâm của các LHP quốc tế lớn, báo chí và những người làm chuyên môn thì con đường đến với khán giả quốc tế chắc sẽ gần hơn... Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn sẽ là VN cần có nhiều phim chất lượng hơn nữa...
|
20 năm qua, phụ trách tạp chí chuyên đề phim châu Á (nay là Osian’s-Cinemaya), tôi là một trong những giám khảo xem nhiều các bộ phim VN đương đại. Từ năm 1998, những bài báo về điện ảnh Việt đã xuất hiện trên tờ tạp chí này. Tôi biết là lần đầu tiên nên có những thứ sẽ chệch quỹ đạo.
Tôi chỉ thấy rất đáng tiếc, với cương vị một thành viên ban giám khảo, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu được cùng xem phim với khán giả. Ít nhất là một số bộ phim trong các hoạt động của VNIFF. Chúng tôi sẽ hiểu hơn nhiều vấn đề nếu được biết phản ứng của khán giả, đối thoại hỏi đáp với khán giả. Cũng tốt cho công chúng nếu họ được trò chuyện với các nhà làm phim, các nhà chuyên môn trên thế giới.
* Christian Jeune (phó tổng thư ký LHP Cannes): Hãy nghĩ đến một quỹ hỗ trợ từ VNIFF
Từ LHP Busan (PIFF), tôi đến VN tham dự VNIFF. PIFF lập quỹ điện ảnh châu Á để hỗ trợ những kịch bản phim nhựa, tiền kỳ phim nhựa, sản xuất phim tài liệu cho những nhà làm phim trẻ tài năng của châu Á. VNIFF có thể đã làm tốt trong những chiến dịch quảng bá cho Cánh đồng bất tận... nhưng vẫn cần những quỹ hỗ trợ các dự án làm phim đang thai nghén.
Phóng to | ||
Phạm Linh Đan - Ảnh: Tiến Thành | Trương Gia Huy - Ảnh: Tiến Thành |
* Trương Gia Huy (diễn viên điện ảnh Hong Kong): Các hoạt động nên phong phú hơn
Ở Hong Kong, rất khó xem được phim VN. Công ty của tôi có một kho tư liệu phim, có thể tìm thấy nhiều bộ phim quốc tịch khác nhau nhưng tôi thật sự chưa xem phim VN bao giờ. Điều này khiến tôi càng thêm tò mò. VNIFF là lần đầu nên các hoạt động chưa thật phong phú. Với các siêu sao thì quy mô thảm đỏ như vậy còn hơi đơn điệu.
* Phạm Linh Đan (diễn viên phim Chơi vơi): Dấu hiệu cho nền công nghiệp điện ảnh
Năm 2009, tại Venice khi nhận giải Fipresci, cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh đã mời tôi về tham dự VNIFF.Việc VN có LHP quốc tế là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đã tập trung hơn vào nền công nghiệp điện ảnh. Những kinh nghiệm tuyệt vời tại VN khi thực hiện Chơi vơi khiến tôi rất mong muốn được quay về và tiếp tục đóng phim tại VN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận