13/05/2019 15:34 GMT+7

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc 'chết yểu' vì thương chiến

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Cuộc đấu thuế quan với Mỹ đang đe dọa tham vọng trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới của Trung Quốc, theo Đài CNBC của Mỹ.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa phải) tại cuộc gặp song phương ở Argentina - Ảnh: REUTERS

CNBC  ngày 13-5 cho rằng tham vọng của Bắc Kinh được Washington xem như mối đe dọa đối với vị thế của Mỹ.

Trong quý I-2019, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá đã giữ nền kinh tế Trung Quốc ổn định, mặc cho hàng xuất khẩu tới Mỹ sụt giảm. Bắc Kinh thực hiện điều này bằng cách tăng chi tiêu chính phủ và cho vay từ ngân hàng.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 2.

Các sản phẩm công nghệ được Bắc Kinh xem là sản phẩm mũi nhọn để phát triển kinh tế trong tương lai - Ảnh: REUTERS

Thế nhưng, các nhà xuất khẩu công nghệ Trung Quốc đang phải chịu thiệt hại, chịu 40% doanh thu giảm sút. Doanh thu giảm, kéo theo lợi nhuận đi xuống, khiến hoạt động nghiên cứu của khối doanh nghiệp này cũng chịu ảnh hưởng.

Trưởng kinh tế gia khu vực châu Á của Hãng IHS Markit, Rajiv Biswas, nhận định Trung Quốc buộc phải chọn "đường khó" để phát triển công nghệ của mình, trong bối cảnh cơ hội tiếp cận đối tác nước ngoài ít đi.

"Đây sẽ là con đường chậm hơn", ông Biswas nhấn mạnh.

Chiến tranh thương mại leo thang đã khiến gánh nặng trên vai các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc nặng thêm. Những công nghệ này vốn đang phải chịu sự soi xét của Mỹ và châu Âu.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 3.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây tác động không nhỏ tới các nhà sản xuất hàng công nghệ Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Các quốc gia phương Tây cho rằng những doanh nghiệp trên đã ăn cắp công nghệ của doanh nghiệp ngoại, được ngân hàng nhà nước "chống lưng" và nhận nhiều ưu đãi bất công tại thị trường nội địa.

Ngoài ra, Washington hiện đang giục Bắc Kinh rút lại các kế hoạch đầu tư nhà nước trong lĩnh vực công nghệ. Cụ thể là những kế hoạch nhằm tạo ra các doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực robot, xe điện, trí tuệ nhân tạo và nhiều ngành công nghệ mới nổi khác.

Các đối tác thương mại của Trung Quốc cho rằng những kế hoạch này vi phạm cam kết của Bắc Kinh, nhằm mở cửa thị trường và hoạt động kinh doanh trong nước.

Mỹ và châu Âu liên tục nâng chi phí và độ phức tạp đối với các thương vụ thâu tóm công nghệ doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện, thậm chí là ngăn toàn bộ thương vụ diễn ra, theo CNBC. Điều này thể hiện qua quy định mới được thông qua tháng 10-2018 của Liên minh châu Âu (EU) về đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nhạy cảm.

Không chỉ ở khối nhà nước, các nhà sản xuất và khách hàng ngoại của hàng điện tử Trung Quốc cũng bắt đầu chuyển đầu tư sang Đông Nam Á nhằm giảm chi phí. Xu hướng này buộc các hãng cung cấp thiết bị Trung Quốc phải xén bớt một phần doanh thu đầu tư cho phát triển công nghệ.

"Ban điều hành của các doanh nghiệp đa quốc gia, bao gồm cả một số công ty Trung Quốc, có thể cho rằng họ cần mở rộng khả năng sản xuất bên ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro", ông Biswas nhận định.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 4.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhà đầu tư ngoại từ chối cổ phiếu Trung Quốc?

Nhà đầu tư ngoại sẽ sớm sở hữu cổ phiếu Trung Quốc một cách dễ dàng, nhưng vấn đề là họ không còn mấy mặn mà về điều đó.

Bloomberg đưa ra nhận định trên ngày 13-5 khi nhận thấy nhà đầu tư nước ngoài đang bán tháo cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc với tốc độ kỷ lục. Điều này diễn ra gần thời điểm Tập đoàn tài chính Morgan Stanley Capital International (MSCI) chuẩn bị điều chỉnh các chỉ số chuẩn của mình.

Cụ thể, MSCI sẽ cộng thêm các yếu tố được cân nhắc đối với cổ phiếu loại A, cũng như niêm yết thêm một số cổ phiếu công nghệ trên bảng ChiNext vào ngày 29-5. Chỉ số MSCI là một chỉ số quan trọng đối với những thị trường mới nổi như Trung Quốc.

Chứng khoán Trung Quốc vẫn có những thể hiện tốt trong năm nay. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết hơn 1 tỉ USD đã bị quét sạch khỏi thị trường này trong vòng 3 tuần, kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu leo thang. 

Chỉ số Shanghai Composite cũng rớt 10% sau khi đạt đỉnh vào tháng 4.

Để không bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung Để không bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung

TTO - Rất có thể có một làn sóng các doanh nghiệp đối thủ Vinamit ở Trung Quốc sẽ tìm đến Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp trong nước, xây nhà máy sản xuất xuất sang Mỹ để né thuế, hai là sẽ bán ngược lại Trung Quốc.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên