Về những cấu trúc mới xây dựng trên đảo Ba Bình, cơ quan quốc phòng và lực lượng tuần duyên Đài Loan, vốn trực tiếp giám sát đảo Ba Bình, nói chi tiết về các cấu trúc này là tuyệt mật và không bình luận gì.
Sự kiện trên nói lên điều gì khi nó diễn ra vào thời điểm hậu phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ngày 12-7-2016?
1 Trước hết, hành động này cho thấy Đài Bắc vẫn tiếp tục vai diễn của mình trong một vở tuồng “kẻ tung người hứng” đã được dàn dựng, bố trí lớp lang nhằm đối phó với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế theo đơn kiện của Philippines mà mục tiêu là tìm cách bảo vệ cho yêu sách “lưỡi bò” do chính người Đài Loan, khi đi theo một hạm đội ra quần đảo Trường Sa để giải giáp quân Nhật theo lệnh của đồng minh năm 1946, đã vung tay phóng tác.
Cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều nhận thấy rằng “bức tranh viễn tưởng” của “họa sĩ” không chuyên này sắp bị xé toạc bởi những thẩm phán sáng suốt của hội đồng trọng tài.
2 Màn đầu của vở tuồng này chính là việc Đài Bắc đã gửi đến Tòa trọng tài một “đơn khiếu nại”, trong đó nhấn mạnh đảo Ba Bình là một đảo tuy nhỏ nhưng vẫn thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế riêng, nên phải có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho nó.
Tuy nhiên, tòa đã không chấp nhận vì Đài Loan không phải là thành viên của UNCLOS, không phải đại diện cho bên bị và nội dung của khiếu nại này không thuộc đối tượng được nêu trong đơn kiện của Philippines.
Vì vậy, “đơn khiếu nại” này chỉ có thể được coi là một “đơn ngăn chặn” vu vơ, một thủ thuật kéo dài thời gian ra phán quyết của hội đồng trọng tài nằm trong chiến thuật phối hợp giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
3 Việc Đài Bắc vừa xây cất thêm các công trình quân sự và tìm cách che giấu những việc làm khuất tất của mình càng làm cho dư luận nhận rõ hơn những hành động phi pháp của họ trong quá trình xâm chiếm đảo Ba Bình của Việt Nam bằng vũ lực.
Đó cũng là những bước leo thang quân sự hóa Biển Đông, phụ họa với chiến dịch đánh chiếm các thực thể ở Trường Sa, bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ quân sự quy mô lớn của Bắc Kinh để nhanh chóng thực hiện việc kiểm soát, khống chế các hoạt động hàng hải, hàng không quốc tế đi qua Biển Đông vì mục tiêu chiến lược là nhanh chóng trở thành vị trí siêu cường số 1 quốc tế mà cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều mong muốn thực hiện một “giấc mộng Trung Hoa”...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận