31/05/2024 11:23 GMT+7

Cuộc thi Tái tạo Xanh: Biến rác thành túi xách, nhạc cụ…

Từ những vật dụng bỏ đi như vải vụn, bìa cactông, chai nhựa... đã biến thành những vật dụng xinh xắn, có giá trị thiết thực nhờ những đôi tay khéo léo của những người khuyết tật bẩm sinh tại Vườn Tái Chế (xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Không gian rực rỡ các sản phẩm tái chế của các thành viên Vườn Tái Chế - Ảnh: LÂM THIÊN

Không gian rực rỡ các sản phẩm tái chế của các thành viên Vườn Tái Chế - Ảnh: LÂM THIÊN

Vườn Tái Chế cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 20km về phía tây, do bà Nguyễn Thị Thanh Nga (63 tuổi, chi hội trưởng Chi hội khuyết tật Nguyễn Nga) làm chủ. 

"Khi thấy con suối quanh vườn ngập tràn trong rác, tôi và các thành viên bàn cách tái chế những rác thải này để góp phần bảo vệ môi trường", bà Nga chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thu (20 tuổi, thành viên Vườn Tái Chế) cho biết mỗi ngày các thành viên chia nhau đi nhặt rác trên những chiếc xe lăn. 

"Mọi người thấy chúng tôi nhặt rác trên đường thì đến hỏi thăm. Có người chạy về nhà đem tới vải vụn, bìa cactông, chai lọ... cho chúng tôi. Chúng tôi mang về và nghĩ cách tái chế những vật bỏ đi ấy sao cho phù hợp", chị Thu nói.

Tùy vào màu sắc, hình dáng, kích thước của những tấm vải vụn, bìa giấy, chai nhựa mà sản phẩm tái chế sẽ khác nhau. Cầm tấm vải trên tay, chị cho hay: 

"Những miếng vải lớn như thế này, chúng tôi sẽ may thành tạp dề hoặc túi xách. Còn những mảnh nhỏ hơn và màu sắc rực rỡ, chúng tôi sẽ may thành họa tiết trên những sản phẩm ấy. Mỗi một sản phẩm là một phiên bản duy nhất, không bao giờ đụng hàng".

Cùng một số thành viên khác của Vườn Tái Chế, anh Phan Huỳnh Anh Toan tỏ ra rất thích thú khi làm ra những bộ trống, nhạc cụ âm nhạc, ô tô rất đẹp từ những miếng giấy bỏ đi. "Đây là những sản phẩm dùng để trang trí.

Sau khi vẽ, cắt rồi dán các mảnh giấy lại với nhau để ra hình thù đặc trưng, chúng tôi sẽ tô và vẽ màu sắc lên đó. Các bạn trẻ thích vẽ cái gì sẽ thỏa sức sáng tạo lên đó. Mọi người ai cũng say mê", anh Toan nói.

Khu vườn không phải là nơi làm du lịch chuyên nghiệp nhưng luôn mở cửa chào đón khách tham quan. Đa số khách đều ấn tượng và lưu luyến với khu vườn đáng yêu này. Từ người lớn tới trẻ em, ai cũng thích thú, ngạc nhiên trước sự sáng tạo và khéo léo của những thành viên Vườn Tái Chế.

Chị Nguyễn Thu Trang (du khách TP.HCM) tấm tắc khen: "Bước vào đây, tôi vô cùng thích khi thấy những vật dụng nhà bếp: tạp dề, khăn trải bàn, bao tay... 

Mỗi sản phẩm là một nét riêng, đáng yêu đến kỳ lạ. Tôi không ngờ chúng được làm nên từ vải vụn đã bỏ đi. Và mọi người ở đây thật đáng khâm phục".

Còn chị Trần Thu Lý (ở Quy Nhơn) cho biết cảm thấy rất khâm phục các thành viên của vườn. "Đây đúng là một khu vườn kỳ diệu của những con người tuyệt vời. Việc làm của mọi người thật ý nghĩa và cao đẹp. Tôi nghĩ đây là một nơi đáng để mọi người đến thăm và học tập", chị Lý trải lòng.

Tại Vườn Tái Chế có 20 thành viên là những người khuyết tật được đào tạo, học nghề may, thêu, vi tính... Người nhỏ tuổi nhất là 13, người lớn tuổi nhất là 30.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết đã lập ra khu vườn này chủ yếu để những người khuyết tật có nơi sinh hoạt, vui chơi và học tập vì muốn chia sẻ với nỗi buồn và khó khăn trong đời sống hằng ngày của những người khuyết tật.

Cuộc thi Tái tạo Xanh: Biến rác thành túi xách, nhạc cụ…- Ảnh 2.

Việt Nam thiếu trầm trọng các nhà máy tái chế rácViệt Nam thiếu trầm trọng các nhà máy tái chế rác

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại hội thảo "Hướng tới triển khai thành công quy định EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) tại Việt Nam" vào ngày 26-10.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên