Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn "Giải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng" do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 24-10.
Đánh giá về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước trong 9 tháng đầu năm, đại diện Bộ Tài chính cho rằng vẫn "rất khiêm tốn".
Theo báo cáo, cả nước mới có 34 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa, các đơn vị cũng đã thoái được 3.838 tỉ đồng và thu về gần 16.000 tỉ đồng.
Ông Tiến cho rằng, nguyên nhân lớn nhất khiến cho việc cổ phần hóa chậm chạp là do "tư tưởng bàn lùi càng lớn", đặc biệt ở các địa phương.
Thực tế là nhiều địa phương vẫn muốn nắm giữ cả những doanh nghiệp thương mại. Trong khi một số lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm…
Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong cổ phần hóa, thoái vốn vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trong đó có tới 176 doanh nghiệp chưa thống nhất chuyển giao về cho Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
"Vấn đề là chưa có chế tài xử phạt, chỉ đơn giản như công khai thông tin mà hiện nay vẫn còn vướng mắc. Trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm dù đã có nhưng chưa hiệu quả", ông Tiến đánh giá.
Lợi nhuận của nhiều tập đoàn giảm mạnh
Theo Bộ Tài chính, tổng hợp kết quả kinh doanh của 583 doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2016 tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.515.821 tỉ đồng, giảm 1% so với năm 2015.
Riêng 7 tập đoàn đạt 934.721 tỉ đồng, giảm 2%.
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp đạt 139.658 tỉ đồng, giảm 14%, riêng các tập đoàn lợi nhuận giảm 25% so với thực hiện năm 2015.
Báo cáo của 273 doanh nghiệp cổ phần, có tổng tài sản là 495.126 tỉ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2015.
Tuy nhiên, tổng số nợ phải trả là 325.335 tỉ đồng.
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp cổ phần đạt 423.250 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế là 31.723 tỉ đồng, tăng 54% so với số thực hiện năm 2015.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận