Tại Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và kết nối đầu tư giữa TP.HCM và các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ diễn ra ở Bình Phước giữa tháng 3-2023, nhiều thỏa thuận được ký kết, tiếp tục khẳng định sự hiện diện của Saigon Co.op ở vùng Đông Nam Bộ.
Hợp tác này đã góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại, lưu thông hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh.
Phục vụ đa dạng nhu cầu của người dân
Ông Lê Trường Sơn, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết trong khuôn khổ hội nghị, đại diện phòng kinh doanh và phòng giao dịch nhà cung cấp của Saigon Co.op đã trực tiếp trao đổi, hướng dẫn các nhà cung cấp tiềm năng quy trình vào hàng siêu thị, góp ý về các loại giấy tờ, hồ sơ chào hàng; góp ý cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm sao cho phù hợp hơn với kênh bán lẻ hiện đại, cũng như cung cấp địa chỉ và đầu mối liên hệ...
Các buổi ký kết liên kết vùng như trên nhằm cung cấp thêm thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, hợp tác xã của 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ có thể đưa hàng hóa vào phân phối kịp thời và nhanh chóng tại chuỗi siêu thị Co.opmart và cửa hàng thực phẩm Co.op Food thuộc hệ thống bán lẻ Saigon Co.op.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, 20 năm qua, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (SGC) đã liên tục mở rộng mạng lưới và đánh dấu sự hiện diện ở đây với 41 điểm bán, đa dạng các mô hình, bao gồm 17 siêu thị Co.opmart, 24 Co.op Food, Co.opSmile và Cheers phủ khắp 5 tỉnh, thành.
Ngoài ra, 3 trung tâm phân phối, kho vệ tinh lớn của SGC với tổng quy mô lên đến 55ha cũng được đầu tư tại tỉnh Bình Dương, đây là đầu mối chính phân phối hàng hóa đến tất cả các điểm bán của SGC trên cả nước. Tổng quy mô đầu tư của SGC tại khu vực tính đến nay là hơn 4.000 tỉ đồng.
Còn nếu xét về doanh số, trong năm 2022, doanh số của các điểm bán của SGC tại Đông Nam Bộ đã tăng gần 50 lần so với thời điểm năm 2007, đạt xấp xỉ 3.500 tỉ đồng, chiếm hơn 11% tổng doanh số của toàn hệ thống.
Trong đó 3 tỉnh có quy mô doanh thu trên 700 - 1.000 tỉ đồng/năm là Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các điểm bán của Saigon Co.op đã phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí của hơn hàng trăm ngàn lượt khách hàng mỗi ngày.
Những đề xuất tăng hiệu quả liên kết
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định việc ký kết giữa các doanh nghiệp giúp mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế TP nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung, để trở thành vùng năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo nghị quyết 24 đã đề ra.
"Các tỉnh, thành lân cận là vùng nguyên liệu quan trọng, là vùng cung cấp nhân lực vào quá trình phát triển của thành phố. Qua các buổi gặp gỡ, những vướng mắc trong quá trình kết nối giao thương giữa các tỉnh, thành Đông Nam Bộ cũng được nhìn nhận và chung tay tháo gỡ, với mục đích thúc đẩy kết nối hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế của các tỉnh, thành và khu vực", phó chủ tịch UBND TP khẳng định.
Ông Nguyễn Anh Đức - tổng giám đốc Saigon Co.op - cho biết các hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ đã giúp đơn vị như Saigon Co.op có nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển của mình.
Thứ nhất, đó là nhanh chóng nắm bắt, thẩm thấu và triển khai nhanh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở nhiều cấp độ khác nhau về phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, thực sự đưa nghị quyết vào cuộc sống.
Thứ hai là mạnh dạn và tiên phong phát triển, đẩy mạnh giá trị thương hiệu TP.HCM và vai trò liên kết phát triển giữa thành phố và các tỉnh, khi chưa có đơn vị đầu tư thực hiện thì Saigon Co.op mạnh dạn thực hiện phát triển, đón nhận tình cảm, phục vụ bà con một cách chủ động, hợp tác sâu rộng với các thành phần kinh tế khác nhau tại các địa phương.
Cuối cùng là thấu hiểu việc phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội để có được tình cảm thật sự của người dân tại các tỉnh Đông Nam Bộ, gắn bó với các cơ quan. Saigon Co.op vẫn tiếp tục cam kết ở mức độ cao nhất để triển khai thực thi các nội dung ký kết trong chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh thành Đông Nam Bộ.
Saigon Co.op vẫn tiếp tục cam kết ở mức độ cao nhất để triển khai thực thi các nội dung ký kết trong chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, tận dụng tối ưu nhất chương trình đã đề ra.
Để có những kết quả cụ thể đến năm 2025, ông Nguyễn Anh Đức cũng đề xuất cần tiếp tục có cơ chế làm việc với các Sở Ngành của các địa phương để lên kế hoạch chi tiết, cụ thể tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch thương mại hiện đại, thương mại điện tử phù hợp với định hướng và quy hoạch của từng tỉnh.
Mục tiêu của hợp tác này nâng lên 100 điểm bán vật lý nhiều mô hình hiện đại khác nhau, tuyến huyện,... tại Đông Nam Bộ và 8% doanh số thương mại điện tử, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong vùng.
Các hoạt động kết nối cần tăng hơn về chiều sâu, tính liên kết mạnh mẽ hơn. Trong đó, thực hiện quy hoạch lại nguồn nguyên liệu, phân công hóa rõ ràng, minh bạch, phát huy thế mạnh của các đối tác, nhà cung cấp tại từng địa phương theo quy hoạch kinh tế chung.
Công tác này cũng tập trung phát triển đặc sản vùng miền, gia tăng sản lượng tiêu thụ, phát triển tận gốc, cũng như thúc đẩy không ngừng nâng cao chuẩn mực hàng hóa trong khu vực, hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Trong thời gian tới, với vị thế dẫn đầu của hệ thống bán lẻ hiện đại trong nước, Saigon Co.op đặt mục tiêu tổng doanh số của các điểm bán tại các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đạt 5.000 tỉ đồng/năm 2025, đồng thời nâng quy mô thu mua hàng hóa trong khu vực lên 4.200 tỉ đồng/năm.
Mở lối cho nhiều sản phẩm xuất khẩu
Trong công tác tổ chức, thu mua hàng hóa, hiện SGC đang thu mua hàng hóa của gần 170 nhà cung cấp tại các tỉnh Đông Nam Bộ, chiếm hơn 15% tổng số nhà cung cấp của Saigon Co.op, đa dạng chủng loại, đặc biệt là hàng nông sản thiết yếu như: rau, củ, quả, trái cây, thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, gạo và các sản phẩm chế biến,...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận