Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Các nhà khoa học cảnh báo đại dương đang bắt đầu 'mất trí nhớ'
TTO - Khí hậu trái đất thay đổi, các đại dương trên thế giới cũng có những thay đổi bất thường, không chỉ về nhiệt độ mà còn cả cấu trúc, dòng chảy và màu sắc. Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng đại dương "mất trí nhớ".

Trí nhớ của đại dương là nguồn gốc của khả năng dự đoán tương lai hệ thống khí hậu ở Trái đất - Ảnh: ANIMAL HOSPITALS NEWSPAPER
Trong một bài báo trên tạp chí khoa học Science Advances, nhà nghiên cứu khí hậu Hui Shi từ Viện Farallon ở thành phố Petaluma, bang California (Mỹ) giải thích: "Không giống như thời tiết, có thể thay đổi dữ dội và nhanh chóng hằng ngày, các đại dương trên Trái đất thường chỉ có những thay đổi nhỏ trong suốt cả tuần. Sự bền bỉ này được gọi là 'bộ nhớ' hoặc 'ký ức' đại dương".
Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Shi, ký ức này có liên quan đến độ dày của lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương. Hằng năm, "bộ nhớ" đại dương ghi nhận nhiệt độ trên lớp mặt nước biển.
Nhóm đã nghiên cứu nhiệt độ bề mặt nước biển (SSTs) ở lớp nông trên cùng của đại dương, được gọi là lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương (MLD).
Bất chấp độ nông sâu tương đối của MLD (chỉ kéo dài đến độ sâu khoảng 50m so với bề mặt đại dương), lớp nước trên cùng của đại dương luôn thể hiện sự bền bỉ của quán tính nhiệt - khả năng tích trữ năng lượng để giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong một thời gian.
Mô hình tính toán của các nhà nghiên cứu cho thấy từ nay đến cuối thế kỷ, hiệu ứng 'bộ nhớ' của quán tính nhiệt ở lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương sẽ giảm trên toàn cầu. Điều này tương ứng với dự đoán của các nhà khoa học toàn cầu về sự thay đổi nhiệt độ trên Trái đất sẽ lớn hơn đáng kể trong những thập kỷ tới.
Ông Shi cho biết nhóm nghiên cứu phát hiện ra hiện tượng này bằng cách kiểm tra sự tương đồng về nhiệt độ bề mặt đại dương từ năm này sang năm khác, như một thước đo đơn giản cho "bộ nhớ" của đại dương.
Theo nghiên cứu, các hiệu ứng xô đẩy trong MLD sẽ tạo ra mức độ trộn nước lớn hơn ở lớp hỗn hợp trên cùng của đại dương, làm mỏng đi lớp nước trên cùng. Điều này sẽ làm giảm khả năng quán tính nhiệt của đại dương, khiến phần trên đại dương dễ bị ảnh hưởng bởi các nhiệt độ dị thường.
Một lưu ý khác, sự suy giảm trí nhớ của đại dương sẽ khiến các nhà khoa học khó dự báo diễn biến sắp tới của đại dương. Điều này sẽ cản trở khả năng dự báo gió mùa, sóng nhiệt biển (MHW) và các thời kỳ thời tiết khắc nghiệt.
Dự báo thời tiết trái đất sẽ khắc nghiệt hơn trong tương lai. Do đó, nhu cầu dự báo chính xác các phép đo như nhiệt độ đại dương, lượng mưa và các dị thường trong khí quyển trở nên ngày một quan trọng hơn.
Tuy nhiên, nếu đại dương 'mất trí nhớ' dẫn tới các phép đo sai, khiến chúng ta có nguy cơ đi theo hướng nghiên cứu khác, theo các nhà nghiên cứu.
-
TTO - UBND TP.HCM vừa thành lập hội đồng thẩm định nội bộ để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
-
TTO - Tính từ 16h ngày 19-5 đến 16h ngày 20-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.587 ca nhiễm mới trong nước (giảm 128 ca so với ngày trước đó) tại 51 tỉnh, thành phố (có 1.380 ca trong cộng đồng).
-
TTO - Khoảng 17h30 (15h30 giờ VN), Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Osan của Mỹ ở thành phố Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.
-
TTO - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết sau nhiều năm sáp nhập một số sở theo nghị quyết của trung ương thì thấy hoạt động không hiệu quả, không chuyên sâu.
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến 17h45 ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 163 HCV, vượt chỉ tiêu 23 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận