Thứ 2, ngày 1 tháng 3 năm 2021
'Hơn 14 triệu tấn nhựa nhỏ xíu đang nằm dưới đáy đại dương'
TTO - Một nghiên cứu vừa được công bố của Cơ quan nghiên cứu khoa học Úc (CSIRO) ước tính ít nhất có khoảng 14 triệu tấn vi nhựa có chiều rộng dưới 5mm nằm sâu dưới đáy các đại dương trên thế giới.

Rác nhựa đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu - Ảnh: THENEWDAILY.COM.AU/GETTY IMAGES
Các nhà khoa học đã thu thập và phân tích lõi các đáy đại dương nằm ở sáu địa điểm xa xôi, cách bờ biển phía Nam vịnh Great Australian Bight của Úc khoảng 300km. Với 51 mẫu trầm tích từ độ sâu 3km trở lên, kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng nhựa dưới đáy đại dương trên thế giới có khả năng cao hơn 30 lần so với lượng nhựa trôi nổi trên bề mặt.
Các nhà khoa học nhận định sau khi loại trừ trọng lượng của nước, mỗi gam trầm tích chứa trung bình 1,26 mảnh vi nhựa. Các mảnh vi nhựa có đường kính từ 5mm trở xuống, chủ yếu xuất hiện do các vật dụng bằng nhựa có thể tích lớn hơn bị vỡ vụn thành các mảnh nhỏ chìm sâu xuống đáy đại dương.
Tiến sĩ Denise Hardesty, nhà nghiên cứu trưởng tại CSIRO và là đồng tác giả của báo cáo nói trên, cho biết việc tìm thấy vi nhựa ở một vị trí xa xôi và ở độ sâu như vậy "chỉ ra sự phổ biến của nhựa, bất kể ở đâu trên thế giới".
Bà nói điều này có nghĩa là vi nhựa đã nằm trong toàn bộ "cột nước" (bao gồm từ bề mặt tới đáy đại dương). Thực tế này "gióng lên hồi chuông báo động" về các tác động của thói quen tiêu dùng mà con người đang tạo ra đối với những nơi được coi là hoang sơ nhất.
Các nhà khoa học CSIRO bắt đầu thực hiện việc khoan lõi đáy đại dương từ tháng 3 và 4-2017, tại khu vực biển cách bờ 288 - 349 km, ở độ sâu 1,655m đến 3,016m.
Tiến sĩ Hardesty lý giải các mảnh vi nhựa được tìm thấy không thể xác định niên đại cũng như nguồn gốc xuất phát điểm là mảnh vỡ từ vật dụng thuộc loại nào, hình dáng ra sao. Tuy nhiên, quan sát dưới kính hiển vi có thể đưa ra kết luận rằng hình dạng của các hạt vi nhựa cho thấy chúng đã từng là vật phẩm tiêu dùng.
Dựa trên kết quả công trình nghiên cứu, các nhà khoa học của CSIRO cho rằng lượng nhựa được tìm thấy trong các mẫu xét nghiệm trầm tích mà họ thực hiện, cùng với các kết quả nghiên cứu từ nhiều tổ chức khác, có thể đưa ra ước tính khoảng 14,4 triệu tấn vi nhựa hiện đang nằm sâu dưới đáy các đại dương trên toàn cầu.
Tiến sĩ Hardesty nhận định đó mới chỉ là một phần nhỏ so với tổng lượng chất thải nhựa có khả năng đi vào đại dương mỗi năm. Bà dẫn chứng tháng 9-2020, một nghiên cứu quốc tế khác đã chỉ ra rằng tính đến năm 2016 có khoảng từ 19-23 triệu tấn nhựa đã bị thải ra các con sông và đại dương.
Trong khi một số nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế ước tính có khoảng 8,5 triệu tấn nhựa rơi vào các đại dương mỗi năm và 250.000 tấn nhựa trôi nổi trên bề mặt của đại dương. Bên cạnh đó, các nhà khoa học thế giới cũng lưu ý rằng trọng lượng của mảnh vi nhựa dưới đáy đại dương sẽ hơn từ 34-57 lần so với bề mặt.
Tiến sĩ Hardesty nói có những điểm không hoàn toàn chính xác trong các ước tính khoa học, nhưng chúng được đưa ra dựa trên những bằng chứng và thông tin tốt nhất hiện có. Đây là nguồn tham khảo quan trọng để thế giới nhận thức sâu sắc hơn về mức độ ô nhiễm môi trường biển và chất thải nhựa.
Cuối tháng 9, các nhà lãnh đạo từ hơn 70 quốc gia đã ký một cam kết tự nguyện nhằm đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học, trong đó có mục tiêu ngăn chặn nhựa xâm nhập đại dương đến năm 2050. Một số quốc gia lớn đã không ký cam kết, bao gồm Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Úc.
-
TTO - Anh Nguyễn Văn H. (cha của bé gái 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư may mắn thoát nạn) xúc động gửi lời cảm ơn người cứu con gái mình. Anh H. nói: "Con tôi coi như được tái sinh lần thứ hai".
-
TTO - Ngày 1-3, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 13 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 8 ở Hải Dương, 5 người mới từ Campuchia về Kiên Giang qua cửa khẩu đường bộ. Đáng chú ý, 6 ca ở Hải Dương đã được cách ly cách đây 1 tháng.
-
TTO - "Thời điểm bé gái 3 tuổi bị rơi, gia đình cháu có khách. Bố mẹ cháu tiễn khách ra về, khi đang đi lên nhà thì nghe mọi người hô hoán có cháu bé rơi từ trên cao xuống, chạy xuống xem thì phát hiện cháu bé là con của họ".
-
TTO - CDC Hà Nội cho biết nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ở thành phố Hải Dương, thị xã Kinh Môn, huyện Cẩm Giàng và Kim Thành vẫn ở mức cao, nên những người từ 4 nơi này về Hà Nội phải tự cách ly tại nhà 14 ngày để theo dõi sức khỏe.
-
TTO - Bà Trần Huyền Trang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, vừa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư ở tuổi 31.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận