07/10/2020 10:21 GMT+7

Bộ tộc 'mắt biếc' kỳ lạ ở Indonesia

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Hầu hết người dân của bộ tộc này có màu mắt xanh tuyệt đẹp, điều gần như không thể xuất hiện ở vùng Đông Nam Á.

Bộ tộc mắt biếc kỳ lạ ở Indonesia - Ảnh 1.

Mắt xanh được cho là điều gần như không thể xuất hiện ở chủng người châu Á - Ảnh: KORCHNOI PASARIBU

Indonesia là một đất nước rất đặc biệt, được xem là quốc đảo lớn nhất thế giới với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành. Mỗi một hòn đảo lại mang những nét đặc biệt.

Hòn đảo Buton (vùng Sulawesi của Indonesia) là nơi sinh sống của người Buton bản địa. Hòn đảo này gây chú ý bởi những người dân có đôi mắt xanh biếc tuyệt đẹp và cực hiếm.

Những bức ảnh về bộ tộc này được Korchnoi Pasaribu, một nhà địa chất học kiêm nhiếp ảnh gia người Indonesia, ghi lại và chia sẻ trên Instagram.

Theo Pasaribu, đây không phải là bộ tộc đặc biệt đầu tiên mà anh từng đến thăm, nhưng có thể là bộ tộc độc đáo ấn tượng nhất.

Bộ tộc mắt biếc kỳ lạ ở Indonesia - Ảnh 2.

Những đôi mắt xanh biếc tuyệt đẹp và cực hiếm ở một bộ tộc người sống tại Đông Nam Á - Ảnh: KORCHNOI PASARIBU

Việc bắt gặp một người châu Á mắc hội chứng Waardenburg được Korchnoi Pasaribu mô tả tựa như bắt gặp viên đá quý giữa rừng nhiệt đới, chỉ có điều "viên ngọc" ấy nằm trong đôi mắt của những người dân.

Thông thường, đặc điểm ngoại hình "mắt xanh, tóc vàng" là điển hình cho người dân da trắng ở các nước phương Tây. Người châu Á nói chung có màu da vàng, đôi mắt đen hoặc nâu, tóc cũng màu đen.

Các trường hợp người dân có đôi mắt xanh ở Buton được các nhà khoa học lý giải rằng họ mắc mội hội chứng rối loạn di truyền cực hiếm gặp là Waardenburg, tỉ lệ chỉ 1/42.000.

Người mắc hội chứng này có thể bị thay đổi màu mắt, tóc, da sang một màu khác biệt hẳn với số đông người dân cùng khu vực sinh sống, phổ biến nhất là đôi mắt màu xanh.

Waardenburg có thể khiến cả hai mắt đổi màu xanh, hoặc chỉ một bên mắt trong một vài trường hợp.

Mặc dù tỉ lệ người mắc hội chứng Waardenburg là rất hiếm nhưng cha mẹ có con nhỏ vẫn nên chú ý quan sát. Bởi vì Waardenburg không chỉ tạo nên màu mắt xanh mà còn có thể gây mất thính giác cho trẻ.

Trong một số trường hợp hiếm có thể gây các khuyết tật đường ruột và cột sống, sứt môi và vòm miệng.

Vì đây là hội chứng di truyền nên cha mẹ mắc Waardenburg thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.

Bộ tộc mắt biếc kỳ lạ ở Indonesia - Ảnh 3.

Waardenburg có thể khiến cả hai mắt đổi màu xanh, hoặc chỉ một bên mắt trong một vài trường hợp - Ảnh: KORCHNOI PASARIBU

Bộ tộc mắt biếc kỳ lạ ở Indonesia - Ảnh 4.

Ti lệ mắc Waardenburg chỉ 1/42.000 - Ảnh: KORCHNOI PASARIBU

Bộ tộc mắt biếc kỳ lạ ở Indonesia - Ảnh 5.

Người mắc hội chứng Waardenburg có thể bị thay đổi màu mắt, tóc, hoặc da. Các đốm trắng xuất hiện trên da giống như bạch biến - Ảnh: KORCHNOI PASARIBU

Bộ tộc mắt biếc kỳ lạ ở Indonesia - Ảnh 6.

Waardenburg không chỉ tạo nên màu mắt xanh mà còn có thể gây mất thính giác - Ảnh: KORCHNOI PASARIBU

Những điều cần biết về bệnh bạch biến Những điều cần biết về bệnh bạch biến

Khi bạn bị bạch biến, các tế bào sản xuất ra các sắc tố da bị phá hủy và có thể không sản xuất sắc tố nữa.

MINH HẢI (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên