Theo văn bản hỏa tốc, Bộ Công Thương cho rằng tin tức từ cơ quan truyền thông, trong đợt đấu thầu ngày 21-5 của Indonesia để nhập khẩu 300.000 tấn gạo trắng 5% tấm, một số doanh nghiệp dự thầu và trúng thầu giá thấp hơn giá gạo Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới.
"Hành vi xuất khẩu gạo giá thấp có thể vi phạm pháp luật về cạnh tranh", Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bộ này cũng cho rằng Indonesia là thị trường xuất khẩu truyền thống và trọng điểm của Việt Nam nên có những biện pháp bảo vệ thị trường và hiệu quả xuất khẩu. Để giữ uy tín của thương hiệu gạo Việt trên thế giới, giữ vị thế Việt Nam tại thị trường Indonesia, Bộ Công Thương đề nghị VFA triển khai một số nội dung.
Trước hết là tổ chức làm việc với các hội viên đã trúng thầu và báo cáo chi tiết về hoạt động xuất khẩu, tình hình đấu thầu xuất khẩu của doanh nghiệp.
Tiếp đến, xác minh thông tin từ cơ quan truyền thông đăng tải về doanh nghiệp bỏ thầu giá thấp.
Ngoài ra, cần tuyên truyền phổ biến đến các hội viên để nắm và nghiêm túc theo đúng quy định về Luật Kinh doanh xuất khẩu gạo, Luật Cạnh tranh và phòng vệ thương mại; tăng cường theo dõi hoạt động xuất khẩu của hội viên.
Trước đó, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) công bố kết quả mở thầu, có 90.000 tấn đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, Công ty Lộc Trời trúng thầu 2 lô với khối lượng 60.000 tấn, mức giá 563 USD/tấn, thấp nhất trong số các đơn vị trúng thầu và giảm tới 16 USD so với giá chào ban đầu 579 USD/tấn.
Đơn vị còn lại là Công ty Thuận Minh trúng thầu 30.000 tấn và là đơn vị có giá chào thấp trong số các doanh nghiệp dự thầu - chỉ 564,5 USD/tấn. Nếu so giá gạo trúng thầu với giá gạo nội địa do VFA công bố là 587 USD/tấn, giá trúng thầu của Lộc Trời thấp hơn đến 24 USD/tấn, còn Công ty Thuận Minh thấp hơn 22,5 USD/tấn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận