Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cuộc bầu cử giữa kỳ, diễn ra ngày 6-11, sẽ quyết định đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ sẽ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội - cơ quan quyền lực nhất thúc đẩy hoặc ngăn cản các chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Cử tri trên toàn nước Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu lại toàn bộ 435 nghị sĩ Hạ viện, và đảng nào giành được 218 ghế sẽ có quyền kiểm soát Hạ viện.
Cử tri với chiếc mũ "Làm cho nước Mỹ vĩ đại lần nữa" khi dự buổi nói chuyện của Tổng thống Trump ở Estero, bang Florida ngày 31-10 - Ảnh: REUTERS
Như vậy khoảng 73 ghế thuộc diện cạnh tranh giữa hai đảng. Phe Dân chủ sẽ cần thêm ít nhất 25 ghế nữa để đạt mục tiêu kiểm soát Hạ viện.
Tính tới một tuần trước ngày bỏ phiếu, tình hình chung từ dư luận, truyền thông và các cuộc thăm dò đều cho thấy đảng Dân chủ được kỳ vọng sẽ chiến thắng ở Hạ viện.
Cử tri Mỹ cũng sẽ đi bầu 35 Thượng nghị sĩ trên tổng số 100 ghế ở Thượng viện. Đảng nào chiếm 51 ghế sẽ giành quyển kiểm soát. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy phe Cộng hòa gần như chắc chắn tiếp tục giữ quyền kiểm soát.
Lịch sử cũng ủng hộ đảng Dân chủ, khi đảng của các Tổng thống đương nhiệm thường mất ghế trong những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Năm 2010, Tổng thống Barack Obama - người tiền nhiệm của ông Trump - là minh chứng rõ ràng nhất: đảng Dân chủ khi ấy mất tới 63 ghế ở Hạ viện và 6 ghế Thượng viện - một cú tuột dốc thuộc hàng lịch sử. Tương tự, đảng Cộng hòa của tổng thống George W. Bush năm 2006 cũng mất 30 ghế Hạ viện.
Những diễn biến trước bầu cử đóng vai trò nhất định trong cuộc cạnh tranh số ghế Quốc hội. Các khảo sát của hãng thăm dò Gallup cho thấy Tổng thống Trump - người trải qua hai năm đầy sóng gió và ầm ĩ trên truyền thông, đang nhận tỉ lệ ủng hộ 44%.
Đó là tỉ lệ thấp, nhưng thực ra không quá khác biệt so với Obama năm 2010 (45%), Bill Clinton năm 1994 (44%), và thậm chí cao hơn Ronald Reagan năm 1982 (42%).
Cử tri cựu binh Mỹ dự buổi nói chuyện của Tổng thống Trump ở Estero, bang Florida ngày 31-10 - Ảnh: REUTERS
Trên lý thuyết, nếu đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, Tổng thống Trump (người của đảng Cộng hòa) sẽ gặp trở ngại trong các quyết định chính sách ở hai năm còn lại của nhiệm kỳ.
Nói nôm na, ông Trump sẽ rất khó ký thành luật những dự thảo mà ông nhiều khả năng bất đồng chính kiến với phe đối lập kiểm soát Hạ viện.
Trong hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ, điều này có nghĩa phe Dân chủ sẽ giám sát nhánh hành pháp mà Tổng thống Trump đang thực hiện vai trò.
Phe Dân chủ, vì vậy cũng có khả năng điều tra ông Trump và các đồng sự, cũng như được quyền tiếp cận cả vấn đề tranh cãi về tờ khai thuế của ông Trump lâu nay.
Tệ nhất, quá trình phế truất ông Trump cũng có thể được phe Dân chủ ở Hạ viện khởi động.
Nhưng thực tế, số ghế tại Thượng viện vẫn được đánh giá đủ khả năng bảo vệ người đứng đầu Nhà Trắng hiện tại, vì để đảng Dân chủ giành 2/3 số phiếu cần thiết để thực hiện việc này là điều gần như không thể.
Theo chiều ngược lại, đảng Dân chủ cũng lo lắng cho số phận của mình trên đường dài. Cựu đại sứ Mỹ tại Úc John Berry cho rằng phe Dân chủ sẽ gánh chịu hậu quả khó lường nếu không thể nắm bắt cơ hội này, vì như vậy phản ánh việc họ không thể chinh phục cử tri ở những bang "dao động" (swing-state), tức chưa quyết định ngả về đảng nào.
Bà Ann Kirkpatrick - nữ ứng viên nghị sĩ bên đảng Dân chủ đi gặp gỡ cử tri để vận động tranh cử ở bang Arizona - Ảnh: REUTERS
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận