Thứ 6, ngày 23 tháng 4 năm 2021
Ấn Độ sục sôi vụ cưỡng hiếp và giết hại bé gái 13 tuổi
TTO - Vụ cưỡng hiếp và giết hại bé gái 13 tuổi ở miền bắc Ấn Độ đang dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ công chúng trong nước, như tiếp nối chuỗi những câu chuyện thương tâm về nạn tấn công tình dục phụ nữ và trẻ em gái ở nước này.

Biểu tình phản đối vụ cưỡng hiếp và giết hại một cô gái 27 tuổi vào năm 2019 - Ảnh: AFP
Theo cảnh sát, hai tên "yêu râu xanh" từ làng của bé gái ở bang Uttar Pradesh đã bị bắt vì tình nghi hãm hiếp rồi bóp cổ bé gái đến chết trên cánh đồng. Các tội danh hiếp dâm và hiếp dâm tập thể đã được bổ sung sau khi khám nghiệm tử thi.
Bé gái đến từ một gia đình Dalit - tầng lớp thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp Hindu của Ấn Độ, được coi là tầng lớp "không đáng đụng tới".
Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ chính thức bị xóa bỏ vào năm 1950, nhưng hệ thống phân cấp xã hội 2.000 năm tuổi này vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống của người dân nước này.
Theo Đài CNN, chế độ này phân loại những người theo đạo Hindu từ lúc mới sinh, xác lập vị trí của họ trong xã hội, những công việc họ có thể làm và những người họ có thể kết hôn.
Sandeep Kumar, sĩ quan cảnh sát Uttar Pradesh, cho biết bé gái đã rời nhà ở làng Pakaria, huyện Lakhimpur Kheri vào chiều thứ sáu (14-8) để đi vệ sinh ở cánh đồng gần đó.
Không thấy bé gái trở về, gia đình bắt đầu đi tìm và phát hiện thi thể của bé trong cánh đồng mía.
Theo lời cảnh sát Kumar, khám nghiệm tử thi cho thấy bé gái đã bị cưỡng hiếp và chết vì bị siết cổ. Ông phủ nhận cơ thể của bé gái bị cắt như một số phương tiện truyền thông địa phương trước đó đã đưa tin.
Cảnh sát Kumar từ chối bình luận về việc chuyện tồi tệ xảy đến với bé gái vì bé là một người Dalit. Ông chỉ nói cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Vấn đề phổ biến
Tin tức về cái chết của bé gái làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân Ấn Độ - quốc gia đang phải vật lộn với nạn bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em.
Theo Cục Hồ sơ tội phạm quốc gia, có hơn 33.000 vụ cáo buộc hiếp dâm trong năm 2018, tương đương 91 vụ mỗi ngày. Các chuyên gia nói con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều do sự xấu hổ và các rào cản xã hội khiến nạn nhân không trình báo.
Ở Ấn Độ, tấn công tình dục trước đây được các nhà chức trách coi là vấn đề xã hội và văn hóa hơn là vấn đề thực thi pháp luật. Các nhà hoạt động nữ quyền cho rằng pháp luật hiện hành không bảo vệ phụ nữ.
Không giống các vụ hiếp dâm tai tiếng trước đây, người dân không tuần hành phản đối rầm rộ vì COVID-19 đang hoành hành.
Các nhà làm luật đã thông qua hàng loạt sửa đổi về luật cưỡng hiếp sau vụ hiếp dâm tập thể tàn bạo và giết hại sinh viên 23 tuổi trên xe buýt ở New Delhi vào năm 2012.
Luật bổ sung được thông qua vào năm 2018 sau vụ cưỡng hiếp và giết hại bé gái 8 tuổi. Luật sửa đổi đã tăng thời hạn tù và đưa ra án phạt tử hình trong trường hợp nạn nhân dưới 12 tuổi.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến hiếp dâm vẫn tiếp diễn và xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo ở Ấn Độ.
Mới năm ngoái, 4 người đàn ông đã thừa nhận cưỡng hiếp tập thể và giết chết một phụ nữ 27 tuổi, sau đó phóng hỏa. Bốn người này đã bị cảnh sát bắn chết trong lúc giam giữ với cáo buộc cướp vũ khí và bắn vào cảnh sát trong lúc xem xét hiện trường gây án.
-
TTO - Sau khi sập sàn Coolcat, trong vòng chưa đến 1 tuần đã có hàng ngàn người báo bị mất tiền, ước tính sơ bộ con số thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Hàng trăm đơn tố cáo bị chiếm đoạt tài sàn cũng được gửi đến cơ quan chức năng.
-
TTO - Bộ Y tế chiều 23-4 cho biết cả nước có 6 ca mắc COVID-19 mới, đều được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Đà Nẵng (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Khánh Hòa (2 ca), An Giang (1 ca), TP.HCM (1 ca).
-
TTO - Chiều 23-4, mưa lớn trút xuống khiến nhiều khu vực ở TP.HCM bị ngập. Trên đại lộ Phạm Văn Đồng, rác theo nước mưa trôi xuống làm bít các miệng cống gây ngập và ùn ứ giao thông kéo dài.
-
TTO - Do không có khả năng kinh doanh xuất khẩu và cũng không am hiểu đầy đủ những luật lệ trong sân chơi quốc tế, 'cha đẻ' gạo ST25 không có đăng ký bảo hộ sản phẩm ở Mỹ và các thị trường lớn khác.
-
TTO - Các tàu cứu hộ của Singapore, Malaysia đã lên đường nhưng chỉ tới Bali sau ngày 24-4. Vấn đề là lượng oxy trên tàu ngầm mất tích của Indonesia ước tính chỉ còn đủ đến 3h sáng 24-4. Mọi hi vọng đang dồn về Ấn Độ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận