16/07/2024 16:12 GMT+7

AI thách thức đào tạo truyền thông

Việc xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị các công cụ AI là vô cùng cần thiết và cấp bách trong đào tạo truyền thông hiện nay.

Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Công nghệ TP.HCM trong giờ học thực hành tại studio của trường - Ảnh: P.N.

Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Công nghệ TP.HCM trong giờ học thực hành tại studio của trường - Ảnh: P.N.

Đây là nhận định của ThS Lê Tuấn Anh - giảng viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông - tại hội thảo "Truyền thông và Đào tạo truyền thông" diễn ra sáng 16-7 tại Trường đại học Hoa Sen. Ông Tuấn Anh cho rằng chương trình của các trường chưa đề cập nhiều về AI - trí tuệ nhân tạo.

Theo ông Tuấn Anh, các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thông tại Việt Nam trong những năm qua ngày càng tăng. Nhiều trường dù chương trình đào tạo có đề cập đến AI, nhưng số tiết học ít ỏi khiến sinh viên nắm được về AI tương đối mơ hồ. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các trường không dồi dào ngân sách.

"Để khắc phục vấn đề này, các trường đào tạo báo chí - truyền thông có thể hợp tác với các công ty công nghệ như Google, Facebook... để cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành và tiếp cận với các công nghệ mới nhất", ông Tuấn Anh nhận định.

Bà Dương Thanh Hương - phó tổng biên tập báo Giáo Dục Và Thời Đại - nhận định sự phát triển của Internet cùng các công nghệ số mới khiến ngành báo chí đứng trước sức ép rất lớn, buộc phải tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin.

"Đây là thời kỳ thách thức nhất của báo chí! AI đã tác động một cách sâu rộng vào các yếu tố căn bản của báo chí - truyền thông, sản xuất báo chí - truyền thông" - bà Hương khẳng định.

AI thách thức đào tạo truyền thông- Ảnh 2.
AI thách thức đào tạo truyền thông- Ảnh 3.
AI thách thức đào tạo truyền thông- Ảnh 4.

Sinh viên đặt câu hỏi với diễn giả tại chương trình - Ảnh: T.H.

Nhiều ý kiến cho rằng AI vừa là động lực thúc đẩy báo chí - truyền thông phát triển, vừa là thách thức lớn đối với các cơ quan báo chí. Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực cao, thích ứng nhanh với công nghệ và chuyển đổi số là một trong những vấn đề sống còn của các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông.

Việc đào tạo nguồn nhân lực báo chí ở các đơn vị đào tạo báo chí cần có những thay đổi nhất định, đặc biệt trong việc áp dụng các công nghệ AI.

Sinh viên Trường đại học Hoa Sen trong giờ học thực hành - Ảnh: T.H.

Sinh viên Trường đại học Hoa Sen trong giờ học thực hành - Ảnh: T.H.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ, tài chính và nhân lực là ba trụ cột chính tại các tòa soạn báo chí.

Công nghệ đã sẵn có để các cơ quan áp dụng bất cứ lúc nào. Tài chính cũng quan trọng, nhưng cũng không còn là bài toán lớn, tùy theo tài chính của các cơ quan báo chí mà cơ quan đó sẽ trang bị các phần mềm khác nhau. Do đó nhân lực mới là yếu tố then chốt, quan trọng nhất trong bối cảnh chuyển đổi số.

Báo Tuổi Trẻ đào tạo một số học phần đại học khối ngành truyền thông tại tòa soạnBáo Tuổi Trẻ đào tạo một số học phần đại học khối ngành truyền thông tại tòa soạn

Sinh viên khối ngành truyền thông học trực tiếp tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Đây là mô hình đào tạo truyền thông mới tại Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên