Đó là chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc marketing Công ty Liksin - tại hội thảo "ESG - Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm" diễn ra ngày 20-12.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Tuần lễ triển lãm sản phẩm ngành lương thực thực phẩm năm 2023 diễn ra tại showroom xuất khẩu (đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).
Theo ông Tuấn, một sản phẩm tốt nếu đựng trong bao bì không thân thiện môi trường sẽ làm giảm giá trị sản phẩm.
"Phát triển bền vững đang trở thành xu hướng chung trên thế giới. Bao bì xanh trở thành khía cạnh giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm", ông Tuấn chia sẻ.
Tại Việt Nam, cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) có hiệu lực vào tháng 1-2024 buộc các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm với các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải.
Trên thế giới, ngày càng có nhiều rào cản xanh được đặt ra đối với bao bì ngành lương thực, thực phẩm.
Trong đó nổi bật nhất phải kể đến chiến lược "từ trang trại đến bàn ăn" thuộc thỏa thuận xanh EU". Chiến lược này yêu cầu các sản phẩm muốn vào EU buộc phải xanh hóa về thiết kế, chất liệu bao bì, tăng cường các thông tin về các đặc tính xanh của sản phẩm trên nhãn...
Theo khảo sát của Vietnam Report, tính bền vững của bao bì cũng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm hơn.
Cụ thể, có 57,4% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho bao bì thân thiện với môi trường nếu giá cả không quá chênh lệch so với sản phẩm thông thường; 41,1% người tiêu dùng luôn ưu tiên lựa chọn dù giá cao hơn.
Ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc marketing Công ty Liksin - chia sẻ có 5 xu hướng bao bì xanh phổ biến trên thế giới hiện nay gồm: refusal (từ chối sử dụng), reduce (giảm lượng, mức sử dụng), reuse (tái sử dụng), recycle (tăng khả năng tái chế) và rot (bao bì hữu cơ, bao bì thân thiện môi trường).
Refusal được áp dụng phổ biến trong ngành F&B, điển hình như các quán trà sữa khuyến khích người mua mang theo chai, bình.
Reduce (giảm lượng, mức sử dụng) tức giảm độ dày, số lớp bóng, lượng nhựa sử dụng. Ví như nước khoáng Aquafina từng quyết định bỏ màng bọc nhựa trên nắp chai.
Reuse (tái sử dụng): Cách này được nhiều hãng hóa mỹ phẩm sử dụng. Theo đó, các công ty này thường khuyến khích người dùng khi sử dụng hết sản phẩm sẽ đem chai, lọ cũ tới cửa hàng và đổ đầy lại và giảm giá mua.
Recycle (tăng khả năng tái chế), dòng bao bì phổ biến nhất loại này đó là bao bì sử dụng nhựa tái sinh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận